Những bản án cho hành vi chống đối kiểm tra nồng độ cồn

Thời gian vừa qua trên địa bàn cả nước liên tục xảy ra các vụ chống người thi hành công vụ, phần lớn trong số đó là xảy ra khi lực lượng cảnh sát giao thông thực thi nhiệm vụ ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Theo thống kê của Bộ Công an, số vụ chống người thi hành công vụ xảy ra trong năm 2023 đã tăng tới 53 vụ so với năm 2022. Thực trạng này cho thấy tính chất, mức độ đáng báo động của hành vi coi thường pháp luật của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông.

Đã có rất nhiều trường hợp hối hận sau khi lĩnh án về hành vi của mình, ví dụ như trường hợp của Phạm Ngọc Sơn (Xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Sơn là đối tượng đã có hành vi chống đối lực lượng cảnh sát giao thông khi bị yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Hành vi của đối tượng đã khiến một chiến sỹ cảnh sát giao thông bị chấn thương sọ não. Kết quả kiểm tra, xét nghiệm máu cho thấy nồng độ cồn của tài xế này là 0,083 mg/I khí thở. Phạm Ngọc Sơn bị khởi tố với tội danh ‘Giết người'.

Đối tượng Phạm Ngọc Sơn.

Giọt nước mắt hay sự hối hận cũng không cứu được những tài xế này đối diện với mức hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. Rõ ràng, chỉ khi tan men rượu và đối diện với lực lượng chức năng thì những tài xế này mới thấy cái giá phải trả là quá đắt. Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, so với năm 2022, số vụ chống người thi hành công vụ năm 2023 tăng hơn gấp đôi. Hậu quả là một chiến sĩ cảnh sát giao thông hi sinh, 44 cán bộ, chiến sĩ bị thương. Đã có 79 đối tượng bị bắt giữ. Hành vi chống người thi hành công vụ không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ cán bộ chiến sĩ mà đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của những người dân tham gia giao thông.

Luật sư Hoàng Văn Hướng - Văn phòng luật sư Hà Nội cho biết: “Từ hành vi xử lý hành chính thì chống người thi hành công vụ được xác định đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của lực lượng do đó căn cứ thực tế sẽ bị khởi tố hành vi giết người”.

Rõ ràng, những bài học đắt giá chỉ được đúc rút khi các tài xế hoàn toàn tỉnh táo. Còn khi đã sử dụng bia rượu và điều khiển phương tiện thì hậu quả sẽ là khôn lường. Có lẽ vì lý do như vậy nên dù cơ quan chức năng cũng như cơ quan báo chí thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo tình trạng này nhưng việc chống đối lực lượng cảnh sát giao thông vẫn tái diễn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, ra lệnh tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đăng Dương, Phạm Hoàng Hà (cùng 17 tuổi, ở thành phố Hà Nội); Nguyễn Mậu Tuấn (21 tuổi, ở tỉnh Bắc Ninh); Phan Tiến Hoàng (17 tuổi, ở tỉnh Hưng Yên) về hành vi "Cướp tài sản".

Gần đây, ở một số địa phương xuất hiện tình trạng các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo học sinh đã được cấp căn cước công dân tham gia vào việc mua, bán thông tin cá nhân, mở tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Nam Từ Liêm, đang tạm giữ hình sự Lê Văn Thành (sinh năm 1959, trú tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) để điều tra về tội "Trộm cắp tài sản".

Chỉ trong hai tuần đầu tháng 5 này, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng loạt đơn trình báo về tình trạng giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới nhiều tỷ đồng. Hình thức lừa đảo này không mới, vì sao vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy kẻ gian?

Sau ba ngày xét xử phúc thẩm vụ án kit test Việt Á, chiều 17/5, Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra phán quyết đối với cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác có đơn kháng cáo.

Liên tục được các cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online thanh toán đơn hàng để nhận hoa hồng. Với lời quảng cáo việc nhẹ lương cao, chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể kiếm tiền, nhiều nạn nhân đã sập bẫy thủ đoạn này. Mới đây lại thêm một nạn nhân nữa bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lên đến gần 2,5 tỷ đồng.