Những cách bảo vệ hệ hô hấp vào mùa lạnh
Thời tiết lạnh sẽ gây khó thở do gây áp lực lên phổi. Đối với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), không khí lạnh gây cho phổi các cơn co thắt, dẫn đến hen suyễn, tức ngực. Mỗi người cần phải cách chăm sóc sức khỏe bằng cách bảo vệ bản thân khỏi gió lạnh, chất gây dị ứng, ăn các thực phẩm bổ dưỡng.
Che kín mũi miệng, cổ và tai khi ra ngoài
Bạn nên sử dụng khăn quàng cổ, mũ len che tai, giữ ấm khi đi ra ngoài trời. Tránh để không khí lạnh tiếp xúc những vùng nhạy cảm như tai, mặt, cổ, mũi. Che miệng và mũi bằng khăn quàng cổ hoặc khẩu trang làm ấm không khí xung quanh mũi, duy trì độ ẩm.
Thở bằng mũi
Thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng. Kết hợp thở bằng mũi với che kín mặt khi ra ngoài giúp phòng ngừa tức ngực, khó thở và co thắt phế quản do cảm lạnh.
Hạn chế tập thể dục ngoài trời
Tập thể dục ngoài trời lúc lạnh có thể gây khó thở do hoạt động thể chất làm tăng hoạt động hô hấp. Điều này dẫn đến cảm giác căng cứng, nóng rát, thở khò khè. Người không mắc bệnh phổi tập thể dục ngoài trời khi nhiệt độ xuống thấp, kéo dài hơn 30 phút, có thể gặp triệu chứng tương tự. Khi trời bớt lạnh, người bệnh có thể mặc quần áo giữ ấm, cung cấp đủ nước và giảm cường độ hoặc thời gian tập luyện. Nếu hụt hơi nên dừng lại, lấy lại bình tĩnh và chờ nhịp thở trở lại bình thường.
Uống đủ nước
Không khí cả bên ngoài và bên trong nhà đều khô hơn khi trời chuyển lạnh, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Uống đủ nước làm loãng cho chất nhầy và đờm, từ đó bảo vệ mũi và phổi.
Ngoài nước lọc, các loại trà thảo dược nóng hoặc ấm, nước chanh, mật ong nguyên chất cũng có thể làm dịu đường thở, điều hòa hô hấp tốt hơn.
Giữ nơi ở sạch sẽ, thông thoáng
Ô nhiễm không khí có thể làm nặng thêm các triệu chứng ở người có vấn đề về hô hấp. Theo dõi dự báo và giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ, không có bụi và các chất gây dị ứng khác ảnh hưởng đến hô hấp.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Độ ẩm thấp có thể làm khô đường hô hấp và khiến nó dễ bị nhiễm trùng hơn. Bạn nên cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để độ ẩm dao động trong khoảng từ 40% đến 70%, giúp ngăn ngừa viêm phổi. Và bạn nhớ làm sạch thiết bị thường xuyên để vi khuẩn và nấm mốc không tích tụ và thải vào không khí.
Ăn đủ chất
Một chế độ ăn uống cân bằng giúp tăng cường chức năng của phổi. Người dung nạp đủ chất xơ có phổi hoạt động tốt hơn. Các loại thực phẩm giàu chất xơ gồm: lúa mì nguyên cám, đậu nướng, hạt chia, hạt quinoa, lê và bông cải xanh. Trái cây màu đỏ, xanh như việt quất, dâu tây giàu flavonoid (gọi là anthocyanin) chứa chất chống oxy hóa mạnh tốt cho hệ hô hấp.
Bên cạnh chất xơ, omega-3, protein, các khoáng chất.. là những chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì cơ hô hấp khỏe mạnh. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh không phức tạp. Mỗi người nên chọn bữa ăn bổ dưỡng với nguyên liệu mất ít thời gian chuẩn bị nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng./.
Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tiếp nhận cuộc điện thoại thông báo một bệnh nhân cần cấp cứu tại sân tập pickleball (địa chỉ tại Cầu Giấy, Hà Nội) vào tối hôm qua 2/12.
Sáng 7/10, tại Cung thể thao Quần Ngựa, hàng trăm mẹ bầu tại Hà Nội đã tham gia đồng diễn yoga với mong muốn truyền cảm hứng về một thai kỳ khỏe mạnh.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm.
Giải mã gen là một trong những phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư và đột quỵ - thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày hôm qua tại Hà Nội.
Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.
Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
0