Những chồi non vươn lên trong nắng thu

Đầu tháng 9, Hà Nội chịu sự tàn phá nặng nề của bão số 3 khiến nhiều khu vực bị ngập nặng, hàng vạn cây xanh bị bung rễ, bật gốc, gãy cành. Thế nhưng giờ đây, hệ thống cây xanh của thành phố đang dần được hồi sinh, những chồi non bắt đầu vươn lên giữa nắng vàng.

Cơn bão số 3 khiến hơn 40.000 cây xanh gãy đổ trên toàn địa bàn thành phố, trong số đó, có gần 14.000 cây xanh đô thị. Đây là thiệt hại lớn nhất về cây xanh ở Thủ đô do thiên tai gây ra trong vòng 30 năm trở lại đây.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, có khoảng hơn 4.000 cây xanh có thể dựng lại, đưa 700 cây xanh về vườn ươm, 100 cây có đường kính to khó phục hồi, còn các cây có đường kính dưới 25 cm là những cây có khả năng phục hồi và sống cao. Ngoài giáng hương và sưa trắng, sưa đỏ, các loại cây cổ thụ, quý hiếm khác như sanh, si, đa đã được ưu tiên trồng lại trên một số tuyến phố chính.

Trong nhiều ngày qua, nhiều lực lượng tham gia khắc phục hậu quả bão số 3, trong đó có việc trồng lại cây xanh trên nhiều tuyến đường, phố. Những cây còn khả năng sống được cắt bỏ phần cành, trồng lại nơi cũ. Ví như cây đa Bác Hồ trồng trong Công viên Thống Nhất từ năm 1960, bị tách một nửa nhánh bên trái và 3 trong số 9 bộ rễ của cây cũng bị bão chặt đứt. Mặc dù cơn bão khiến hơn 300 cây xanh trong công viên bị gãy đổ, nhưng đến nay, cây đa Bác Hồ đã được ưu tiên trồng dựng lại để chăm sóc bảo tồn.

Ông Ma Kiên Hán, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công viên Thống Nhất cho hay: “Tôi nghĩ cần phải có thời gian từ 2-3 năm để cây được tròn tán như cũ. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường công tác kiểm tra, phấn đấu nuôi sống, phục hồi nét ban đầu của cây đa Bác Hồ”.

Cây đa Bác Hồ đã được dựng lại.

Theo kế hoạch, trong số gần 12.000 cây xanh đô thị bị gãy đổ, Hà Nội cơ bản hoàn thành việc trồng dựng lại 3.400 cây xanh gãy đổ và đưa về vườn ươm 700 cây. Quý nhất có trên 100 cây cổ thụ, đường kính lớn và 33 cây quý hiếm, cần bảo tồn, đã được dựng lại. Hệ thống cây xanh của thành phố đang dần được hồi sinh, những chồi non bắt đầu vươn lên giữa nắng vàng.

Bà Trương Thị Chí (phường Xuân La, quận Tây Hồ) chia sẻ: “Tôi thấy thành phố đang dần hồi sinh, mầm non đang trỗi dậy và mọi người đều hoan hỉ tái thiết lại thành phố. Hôm trước bão đổ bộ khung cảnh rất kinh hoàng nhưng hôm nay đã rất sạch sẽ”.

Những chồi non đã bật nhú, khắp các con phố của Thủ đô, vóc dáng hàng cây xanh đang định hình trở lại. Trên đầu cành, đầu nhánh đã le lói màu xanh…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Sau gần ba ngày nỗ lực mở rộng phạm vi tìm kiếm, sáng 23/11, lực lượng cứu hộ, cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm thấy thi thể hai nạn nhân trong vụ xe chở rác rơi xuống sông tại xã Bình Thành (thị xã Hương Trà) xảy ra ngày 21/11 làm hai người mất tích.

Trong chuyến công du tại Vương quốc Campuchia, chiều 22/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet tại thủ đô Phnom Penh.

Tại các ngã tư lớn của Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh những người đi ngược chiều gây mất an toàn giao thông. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết triệt để.

Cụm thi đua số 1 của MTTQ thành phố Hà Nội gồm 6 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai vừa tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Ngày 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”; biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).