Những cô giáo mầm non sống với nghề bằng cả yêu thương

Nếu nghề giáo được xem là một trong những nghề vất vả, nhiều trách nhiệm thì những nhà giáo công tác ở bậc học mầm non lại được coi là những người chịu nhiều vất vả, trách nhiệm, áp lực nhất. Với những cô giáo ở bậc học thấp nhất này thì ngoài bảng đen, phấn trắng, truyền đạt kiến thức họ lại còn có nhiều bổn phận, nghĩa vụ hơn nữa. Nhọc nhằn là vậy, nhưng với tấm lòng yêu trẻ, những cô mầm non đã vượt qua tất cả để gắn bó với nghề và thực hiện một nhiệm vụ cao cả đó là chắp cánh cho những ước mơ đầu đầu của các em học sinh được bay cao, bay xa.

Một ngày làm việc của cô giáo Thu Thủy trường Mầm non 10/10 huyện Hoài Đức bứt đầu từ 6h30 phút sáng. Cô có mặt ở trường để dọn dẹp lớp học, chuẩn bị đồ dùng giảng dạy, sẵn sàng đón trẻ vào lớp. Cả một ngày cô luôn tay, luôn chân với các công việc từ cho trẻ ăn sáng, tập thể dục, vệ sinh, dạy học, đến cho trẻ ăn trưa, cho trẻ đi ngủ, trẻ dậy thì cho ăn bữa ăn chiều, tổ chức các hoạt động, trò chơi, trang trí và dọn dẹp góc học tập. Đến 5, 6 giờ chiều, khi trẻ đã về hết, cô giáo Thủy mới hoàn thành công việc và về nhà.

Cũng giống như cô giáo Thủy, cô giáo Nguyễn Thị Xuân, trường mầm non Mỹ Đình 1 tâm sự, 16 năm đứng lớp cổ họng của cô chẳng mấy khi không khàn tiếng. Trên lớp, cô không chỉ có dạy chữ mà còn như tạp vụ chăm sóc cho trẻ từ miếng ăn, giấc ngủ.

Ngày nào cũng như ngày nào, tất cả những công việc: ăn uống, múa hát, kê bàn ghế, thu dọn cốc chén, lau nhà, dỗ bé… cứ lặp đi lặp lại đối với các cô giáo nuôi dạy trẻ, nên không tránh khỏi cảm giác đầu óc căng thẳng, mệt mỏi. Nhiều phụ huynh gần như khoán trắng việc chăm sóc con mình cho cô giáo. Sáng đưa con đến trường, chiều tới đón con về, nhiều phụ huynh không hiểu hoặc chưa thông cảm được nỗi vất vả của các cô giáo, nên khi tới đón con chẳng may thấy con mình có vài vết cào xước của các bạn vào tay, vào chân con là đã có thái độ với cô giáo. Áp lực công việc, áp lực phụ huynh, đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian ở trường… khiến các cô chỉ khi nào bước chân ra khỏi cổng trường mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

Với khoản thu nhập chưa đủ trang trải cuộc sống, cộng với áp lực thời gian, áp lực công việc… nhiều cô giáo mầm non đã tính đến chuyện bỏ nghề để tìm một công việc khác nhẹ nhàng hơn. Nhưng rồi lòng yêu nghề, mến trẻ đã giúp các cô có đủ dũng cảm để dấn thân, để bám trụ với nghề đầy những vất vả, nhọc nhằn này.

Sinh ra và lớn lên tại xã miền núi Ba Trại (Ba Vì) hơn ai hết cô giáo Hoàng Thị Xuyến, giáo viên trường mầm non Ba Trại hiểu được nỗi vất vả sự thiếu thốn của những trẻ em vùng cao. Chính vì vậy mà cô đã chọn nghề mầm non để có thể lan tỏa nhiều yêu thương hơn nữa cho các em thơ nơi đây.

Trường mầm non được xem là môi trường giáo dục đầu tiên, trẻ ở độ búp măng là tương lai của xã hội. Giáo viên mầm non không chỉ là người truyền đạt nhận thức mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Hành động, lời nói, hình ảnh cô sẽ đi theo trẻ suốt cả chặng đường đời. Trước khó khăn, thử thách trong cơ chế thị trường, đôi lúc các cô không khỏi nản lòng, mệt mỏi. Nhưng sau tất cả những điều đó, lý do gắn bó với nghề các cô luôn mỉm cười chia sẻ, đó chính là ánh mắt, nụ cười và sự tiến bộ mỗi ngày của các thiên thần nhỏ.

Nghề giáo luôn là một nghề thiêng liêng, cao cả được xem là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Và đối với các cô giáo mầm non thì sự cao quý ấy càng nhiều gấp bội vì những điều đặc biệt vốn đúng với danh xưng “cô nuôi dạy trẻ” mỗi khi được nhắc đến. Họ là nền tảng giáo dục của một đứa trẻ và họ xứng đáng được công nhận là một nghề đặc biệt với những tình yêu rất đặc biệt./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp. Mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học là một giáo án, bài giảng phù hợp để tăng tính hấp dẫn đối với các em.

Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.

Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.

Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.

Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.