Những dấu ấn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Sáng 3/8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã thống nhất bầu Chủ tịch nước Tô Lâm giữ chức Tổng Bí thư. Trước khi đảm nhiệm cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước, ông đã để lại dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực công tác.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, 67 tuổi, quê xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, có học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ. Ông có 50 năm học tập, rèn luyện và trưởng thành trong ngành công an. Ông bắt đầu sự nghiệp là cán bộ, Cục Bảo vệ Chính trị I, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) năm 1979, sau đó trải qua nhiều chức vụ trong lực lượng công an.

Trong suốt quá trình công tác tại ngành công an, ông Tô Lâm đã để lại nhiều dấu ấn, đặc biệt trong giai đoạn 8 năm ông lãnh đạo Bộ Công an, từ 2016 đến tháng 5/2024.

Chống tham nhũng quyết liệt

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác phòng, chống tham nhũng có bước tiến mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả cụ thể, toàn diện và trở thành “phong trào, xu thế không thể đảo ngược”. Thành công này có phần đóng góp rất quan trọng của lực lượng công an, trong đó có vai trò của cá nhân ông Tô Lâm, dưới cương vị Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII, XIII, Bộ trưởng Công an, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Trong 10 năm qua, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo gần 1.000 vụ án, vụ việc; trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 313 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Nói về yếu tố quyết định thành công của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó, ông Tô Lâm từng nhận xét:

“Những nội dung nổi bật như không có vùng cấm, không có ngoại lệ, làm từng bước vững chắc, điều tra truy tố đến đâu thì xét xử đến đó, không chờ đầy đủ mới đưa ra truy tố xét xử; kết luận đến đâu xử lý đến đó, không cầu toàn để chờ làm cùng một lúc. Vụ việc nào có điều kiện làm trước thì hoàn thành trước”.

Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Trong những năm gần đây, công tác phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ Công an, bởi đây là loại tội phạm có mức độ nguy hiểm cao hơn rất nhiều so với các loại tội phạm khác.

Các đối tượng tội phạm lợi dụng công nghệ cao, không gian mạng để hoạt động, gây án. Bộ Công an đã sớm nhận diện và có những biện pháp, kế hoạch xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao từ rất sớm. Đồng thời, từ năm 2010 đến nay, Bộ Công an tiếp tục có những chủ trương, giải pháp mới hết sức chủ động trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Ban Chỉ đạo 131 của Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ đã dự báo, nhận diện đúng các loại tội phạm nổi lên, xác định các đối tượng, tuyến, địa bàn trọng điểm; xây dựng, ban hành và triển khai những biện pháp, giải pháp cụ thể để đấu tranh, phòng chống hiệu quả tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; đã nhận diện được các phương thức hoạt động của tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, qua đó kịp thời chỉ đạo Công an các địa phương đề ra những giải pháp phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả.

Công an các địa phương đã đấu tranh, triệt phá, bắt giữ xử lý các băng nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao, do đối tượng người nước ngoài điều hành, hoạt động xuyên quốc gia, qua đó rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này. Công an các đơn vị, địa phương đã nhận diện, áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi có diễn biến phức tạp, góp phần răn đe, kéo giảm tội phạm rõ rệt.

Hợp tác quốc tế được quan tâm, thực hiện có chiều sâu, đã phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ Công an Việt Nam ở nước ngoài và lực lượng chức năng các nước đấu tranh, khám phá nhiều chuyên án, vụ án xuyên quốc gia, trong đó có những vụ án, chuyên án chưa từng có tiền lệ. Đi cùng với đó, công tác xây dựng lực lượng đạt được nhiều kết quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là việc bố trí Công an xã, bổ nhiệm điều tra viên cho Trưởng, Phó Công an xã...

Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch 131 về phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tháng 3/2024.

Kết quả công tác phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia nói riêng thời gian qua đã góp phần quan trọng, kiềm chế sự gia tăng tội phạm, bảo đảm ANTT, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời nâng cao uy tín, hình ảnh lực lượng CAND nói chung, lực lượng CSND nói riêng.

Trình Quốc hội thông qua nhiều đạo luật quan trọng

Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Tô Lâm, Bộ Công an đã trình Quốc hội thông qua 5 luật quan trọng: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Cán bộ công an hướng dẫn người dân cấp đổi Căn cước công dân.

Đây là các đạo luật có phạm vi rộng và liên quan nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau của lực lượng Công an, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; tăng cường quản lý nhà nước và bảo đảm quyền lợi của công dân; nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an Nhân dân và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Cũng trên cương vị Bộ trưởng Công an, ông Tô Lâm cũng đã chỉ đạo ngành này triển khai và đi đầu trong công tác tinh gọn bộ máy từ năm 2018. Bộ Công an không còn 6 Tổng cục trực thuộc và có gần 60 cục được sắp xếp lại, giảm gần 300 đơn vị cấp phòng. Công an địa phương đã sáp nhập cảnh sát phòng cháy, chữa cháy vào công an tỉnh, thành phố và tinh gọn tổ chức công an cấp tỉnh, cấp huyện, giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng, gần 1.000 đơn vị cấp đội.

Bộ Công an đã điều động 25.000 công an chính quy về cấp xã, thay thế cho gần 14.000 phó trưởng công an xã, thị trấn và 113.000 công an viên. Sự điều động này giúp bộ máy tinh gọn, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn và gần với dân hơn.

Tiên phong trong chuyển đổi số, xây dựng xã hội số, công dân số

Một trong những thành tựu nổi bật của Bộ Công an những năm qua dưới sự chỉ đạo của ông Tô Lâm trên cương vị Bộ trưởng là hoạt động chuyển đổi số, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Ứng dụng VNeID của Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an.

Về hoàn thiện hạ tầng, mạng truyền dẫn cáp quang dùng riêng ngành Công an từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại gồm 3 trung tâm vùng Hà Nội – Đà Nẵng – TP. Hồ Chí Minh với trên 12.477 kênh truyền dẫn quang phục vụ kết nối mạng máy tính từ các đơn vị trực thuộc Bộ đến Công an địa phương xuyên suốt 4 cấp công an.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với các bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương. Về nhóm tiện ích cho người dân và doanh nghiệp, Bộ Công an đã hoàn thành cung cấp 224/224 dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, đạt tỷ lệ 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến (vượt tiến độ Chính phủ giao hoàn thành trong năm 2025).

Về nhiệm vụ phát triển công dân số, phát triển kinh tế, xã hội số, Bộ Công an đã cấp trên 86 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp cho 100% công dân có đủ điều kiện trên toàn quốc. 100% công dân được cấp số định danh cá nhân. Bộ đã thu nhận trên 74,7 triệu hồ sơ định danh điện tử, trên 30 triệu tài khoản định danh điện tử, kích hoạt trên 53,1 triệu tài khoản định danh điện tử...

Ngành công an dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Tô Lâm – nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đã trở thành lực lượng nòng cốt, tiên phong, giữ vai trò dẫn dắt tiến trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần quan trọng xây dựng xã hội số, công dân số.

Toàn văn bài phát biểu NHẬM CHỨC của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò là lực lượng quân đội anh hùng của dân tộc, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Cách đây 10 năm, Bộ Quốc phòng đã thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, tiền thân của Cục Gìn giữ hòa bình hiện nay, đánh dấu sự ra đời của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam. Trong đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã góp phần không nhỏ lan tỏa nét đẹp của người lính Cụ Hồ đến với bạn bè quốc tế.

Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sau 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định là quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý trên toàn thế giới.

Suốt 80 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam thực sự là đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; luôn luôn là lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy và đáng tự hào của Đảng, nhà nước và nhân dân.