Những dấu ấn trong 70 năm phát triển của Thủ đô

Từ những ngày tháng khó khăn gian khổ, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, từng bước trở thành thành phố văn minh, hiện đại mang tầm vóc khu vực và quốc tế.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hà Nội có diện tích chỉ khoảng 130 km², với dân số khoảng 530.000 người.

Trải qua bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính lớn vào các năm 1961, 1978, 1991 và 2008, đến tháng 10/2024, tức là sau 70 năm, Hà Nội đã có diện tích hơn 3.300 km², dân số khoảng 8,5 triệu người.

Cùng với việc mở rộng và gia tăng dân số, kinh tế xã hội của Hà Nội cũng có những dấu ấn đậm nét. Năm 1965, Hà Nội đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc.

Đến năm 1982, Hà Nội về cơ bản đã hồi phục các cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội và có những bước tiến tốt hơn.

Đến năm 1986, Hà Nội đã trở thành trung tâm đổi mới về khoa học công nghệ, cùng với đó là thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế giúp Thủ đô Hà Nội vươn lên là một trong những điểm sáng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của cả nước.

Năm 1999, Hà Nội được tổ chức UNESCO vinh danh là "Thành phố vì hòa bình" và đến năm 2000 thì được vinh danh là "Thủ đô anh hùng".

Quy mô thu nhập của Hà Nội đã tăng rất mạnh mẽ trong quãng thời gian từ năm 2010 cho đến năm 2023 với GDP thường là dẫn đầu cả nước với mức tăng trưởng khoảng 7%. Số thu ngân sách hàng năm tăng lên rõ rệt, có những năm tăng cao hơn cả số thu của thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ cấu kinh tế thay đổi hoàn toàn: tỷ lệ thương mại - dịch vụ ngày càng tăng, tỷ lệ nông nghiệp thu hẹp lại. Hà Nội hiện có một hệ thống thương mại khá hiện đại, gồm khoảng 30 trung tâm thương mại, gần 150 siêu thị, 455 chợ, hàng nghìn cửa hàng tiện ích, hàng trăm máy bán hàng tự động. Ngoài ra có hàng chục nghìn hộ bán lẻ với hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh.

Quãng thời gian 70 năm đã tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển nhanh, bền vững, tương đối toàn diện của thành phố, đặc biệt với các quy hoạch dành riêng cho Thủ đô trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã chính thức lăn bánh vào sáng nay, sau hơn chục năm xây dựng và nhiều lần trễ hẹn.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.

Sau hơn ba tháng xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, chiều 21/12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới.

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò là lực lượng quân đội anh hùng của dân tộc, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

7h44 sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến metro số 1 đã bắt đầu. Cùng tham dự với lãnh đạo TP.HCM, đại biểu các bộ, ngành là đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.