Những điểm nhấn ấn tượng của ngành nông nghiệp Thủ đô

Năm 2023, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp Thủ đô vẫn tăng trưởng dương. Các nhóm lĩnh vực chính đều có sự gia tăng về giá trị sản xuất.

Sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp Hà Nội đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung, khẳng định vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực cho gần 10 triệu dân, hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chủ lực.

Bưởi đường La Tinh, xã Đông La là giống bưởi địa phương được trồng từ lâu đời. Loại bưởi này chất lượng quả ngon, ngọt với thời gian bảo quản có thể lên đến hàng năm.

Bưởi đường La Tinh Hoài Đức.

Gia đình ông Nguyễn Ngọc Giảng vẫn còn giữ lại được cây bưởi cổ giống La Tinh, đây là một trong 5 giống bưởi quý hiếm của huyện Hoài Đức đang được huyện bảo tồn và nhân rộng.

Mới đây chỉ dẫn địa lý “La Tinh Hoài Đức” cho sản phẩm bưởi đường huyện Hoài Đức cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được công nhận trong sản xuất nông nghiệp của Hà Nội.

Không chỉ vậy, ngành chăn nuôi của Hà Nội hiện cũng đang đứng top đầu cả nước với 1,48 triệu con lợn, 41,9 triệu con gia cầm và gần 160.000 con trâu bò.

Hà Nội đã xây dựng được 159 chuỗi, trong đó nhiều chuỗi được tổ chức khép kín từ khâu sản xuất đến khâu phân phối tiêu thụ sản phẩm, tạo ra các thương hiệu mạnh trên thị trường.

Ngành chăn nuôi Hà Nội đứng top đầu cả nước.

Hiện toàn thành phố có trên 2.100 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. Năm 2023, sản phẩm nông sản của Hà Nội đã xuất khẩu ước đạt trên 1,5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp ước đạt 2,37%/năm.

Với việc Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội đã tạo động lực cho ngành nông nghiệp Hà Nội phát triển, đẩy mạnh xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hữu cơ, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị hàng nông sản của Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.