Những điểm xuất hành đầu năm của người Hà Nội

Mùng 1 Tết là ngày gia đình sum họp, quây quần bên nhau cùng những câu chúc Tết thật ý nghĩa. Ngoài những lúc họp mặt gia đình, ngày mùng 1 Tết bạn có thể tới một số ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội để cầu may mắn, tài lộc, bình an cho gia đình và người thân.

Đối với người Việt, đi chùa đầu năm chính là một nét đẹp truyền thống được lưu truyền qua bao đời. Ngoài việc đến chùa dâng hương, viết sớ nguyện cầu, với nhiều người, đây còn là dịp để vãn cảnh, du xuân, giúp tâm hồn thanh tịnh, thư thái để bắt đầu một năm mới may mắn và suôn sẻ.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ có một vị trí rất đặc biệt – nằm ngay trên một đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây. Phủ Tây Hồ gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ở đây thờ Chúa Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử, là chủ cõi đất, cõi trần gian, những cõi gần gũi với con người.

Người dân đi lễ phủ Tây Hồ. Ảnh: Hanoimoi

Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm du xuân ở Hà Nội có tiếng bao đời nay là do người dân tin rằng khi đến đây thì sẽ được ban phúc, giải ách. Không chỉ vậy thì ngoài việc đi lễ, mọi người còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp của phủ, của hồ Tây, hít thở không khí trong lành, đặc biệt là khi tới Phủ Tây Hồ vào thời điểm sáng sớm.

Vào dịp tết Nguyên đán thì nơi đây thường rất đông, thậm chí còn có nhiều người không thể chen chân và quay về. Thời điểm đông nhất vào khoảng 10h-16h hàng ngày, đặc biệt vào ngày mồng 1,2,3 tết nguyên đán.

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ nổi tiếng ở trung tâm Thủ đô là nơi thờ Phật, hậu đường thờ quốc sư triều Lý là Thiền sư Khuông Lộ. Từ lâu, ngôi chùa đã nổi tiếng là linh thiêng, thanh tịnh. Ngoài ra đây còn là trụ sở của giáo hội Phật giáo Việt Nam, là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của giáo hội. Bởi vậy trong ngày đầu năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.

Chùa Quán Sứ là một trong những địa điểm đi lễ đầu năm ở Hà Nội.

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên được xếp hạng thuộc 10 di tích kiến trúc cổ đẹp nhất Việt Nam, với ý nghĩa “bông sen nở trên mặt hồ Tây”. Chùa được xây vào năm 1443 từ thời Lý – Trần. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là kiểu kiến trúc đậm chất cung đình của nhà Lý. Bắt đầu từ tam quan là ba nếp xếp theo hình chữ “tam” đối xứng với trục kéo dài đến nhà Tổ. Phía bên ngoài chùa là tấm bia cổ nhất của Hà Nội.

Chùa Kim Liên có diện tích không quá lớn, tuy nhiên thì không nằm ở khu vực nội thành nên không khí khá yên tĩnh và thoáng đãng.

Với lối kiến trúc độc đáo, tinh xảo vẫn còn lưu giữ lại tinh hoa văn hóa tín ngưỡng một thời thì đây luôn là nơi người dân Hà Nội chọn làm địa điểm du xuân tâm linh để cầu may mắn và hạnh phúc dịp đầu năm mới.

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một lựa chọn bạn có thể tìm đến vào ngày đầu năm mới. Ngôi chùa này nằm ngay cạnh mặt hồ với Bảo tháp lục độ đài sen cao 11 tầng. Chùa có tuổi đời hơn 1500 năm vô cùng linh thiêng, uy nghi, cổ kính.

Chùa Trấn Quốc.

Hằng năm vào mỗi dịp ngày rằm, mùng 1 hay lễ tết, ngôi chùa đón 1 lượng lớn Phật tử thập phương đến dâng hương, lễ vật và vãn cảnh.

Chùa Vạn Niên

Chùa Vạn Niên tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, được xây dựng từ năm  1014. Đây là ngôi chùa thiêng của đất Thăng Long và được Bộ VHTT xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1996.

Chùa Vạn Niên

Chùa Vạn Niên có thiết kế kiến trúc bằng gỗ với nhiều hoa văn, họa tiết mang phong cách văn hóa phương Đông. Trong đó, các nếp nhà xây dựng hướng Đông gồm có tam quan, chùa chính, điện mẫu, nhà tăng, nhà phụ. Ngôi chùa còn lưu giữ rất nhiều pho tượng quý hiếm từ xa xưa từ thời Lê, Tây Sơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà ở dành cho công nhân do nhiều công ty đầu tư đã và đang mang lại nhiều lợi ích, giúp người lao động yên tâm gắn bó với công ty.

Vẫn là những nguyên liệu từ xưa đến nay như bột gạo, đậu xanh, đường, thêm chút vừng … những chiếc bánh rán nhỏ nhắn, vàng ruộm vẫn được nhiều người yêu thích bao năm nay.

Trong kháng chiến, Hòa Xá là nơi chuyên sản xuất, cung cấp cho quân đội màn xô chống muỗi. Ngày nay, nghề truyền thống của làng vẫn được duy trì để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Không ít bạn trẻ lựa chọn lối sống độc thân. Dù có nhà, có gia đình, cha mẹ, song họ vẫn muốn thuê một căn hộ nhỏ để sống một mình.

Những bức tranh bích hoạ vừa được thực hiện tại vườn hoa Cửa Nam. Các poster giới thiệu tà áo dài Việt Nam với nhiều mẫu mã tân thời giúp cho khu phố thêm sinh động.

Áp lực từ cuộc sống và công việc khiến cho ngày càng có nhiều người tìm đến yoga cười như cách để tái tạo năng lượng tích cực cho bản thân và những người xung quanh.