Những điều chưa biết về nhiên liệu cho máy bay

Đã bao giờ bạn tự hỏi một chuyến bay sẽ tiêu hao hết bao nhiêu nhiên liệu? Và việc tiếp nhiên liệu diễn ra như thế nào?
Máy bay thường chỉ được đổ đầy nhiên liệu cho một chặng bay, và thêm phần nhiên liệu dự phòng.

Một chiếc máy bay tiêu tốn bao nhiêu lít xăng?

Một chiếc Airbus A320 đốt cháy khoảng 1.944 lít mỗi giờ. Cùng thời gian, Boeing 747-400F tiêu tốn khoảng 8.184 lít. Trong khi đó, Boeing 787-8 chỉ đốt cháy khoảng hơn 3.900 lít, còn với Boeing 787-9 là 4.480 lít, Airbus A350 tiêu tốn khoảng 4.640 lít mỗi giờ. 

Đó chỉ là những con số tương đối. Thực tế, việc tiêu hao bao nhiêu nhiên liệu phụ thuộc vào công suất hoạt động, tuổi đời và kiểu động cơ của tàu bay, thời gian chạy đà, trọng lượng hàng hóa, thời tiết, hướng chuyển động của dòng khí…

Vậy máy bay cần chuẩn bị bao nhiêu nhiên liệu trước khi cất cánh?

Máy bay thường chỉ được đổ đầy nhiên liệu cho một chặng bay, và thêm phần nhiên liệu dự phòng, sao cho trọng lượng tàu bay nhẹ nhất có thể, nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn bay cho tới khi đến được điểm tiếp nhiên liệu sau. Theo quy định của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Cơ quan An toàn Hàng không Châu Âu (EASA), Cơ trưởng có trách nhiệm đảm bảo rằng máy bay sẽ có đủ nhiên liệu trước khi cất cánh, theo kế hoạch nhiên liệu đã được lập, bao gồm:

- Trip Fuel: Đây là lượng nhiên liệu cần thiết để máy bay chạy đà, cất cánh, nâng độ cao, bay và hạ cánh xuống sân bay đến.

- Diversion fuel: Nhiên liệu chuyển hướng đến sân bay dự bị.

- Reserve fuel: Nhiên liệu bổ sung và nhiên liệu dự phòng.

- Contingency fuel: Nhiên liệu dự phòng cho những trường hợp phát sinh ngẫu nhiên khi máy bay đang bay tầm cao.

- Additional fuel: Nhiên liệu bổ sung, tức lượng nhiên liệu cần thiết để bay từ điểm tiếp cận bị bỏ lỡ tại sân bay đích cho đến khi hạ cánh tại sân bay thay thế. 

- Taxi fuel: Nhiên liệu taxi, sử dụng cho máy bay lăn trên đường băng, trước khi cất cánh. (Với cùng một khái niệm, có thể sẽ có một số tên gọi thay thế, được các cơ quan quản lý khác nhau sử dụng).

Đổ đầy một chiếc máy bay tốn bao nhiêu tiền?

Chi phí cung cấp nhiên liệu cho máy bay phụ thuộc vào loại nhiên liệu mà máy bay sử dụng cũng như kích thước thùng nhiên liệu của máy bay. Giá thành cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn của thị trường.

Tính theo đơn giá xăng dầu tháng 10/2022, thì để đổ đầy nhiên liệu cho một máy bay Boeing 787, hãng bay sẽ phải tiêu tốn khoảng 4,8 tỷ đồng.

Việc tiếp nhiên liệu diễn ra như thế nào?

Tiếp nhiên liệu cho máy bay không giống như với một chiếc ô tô: Cắm vòi, bơm xăng và trả tiền cho nhân viên phục vụ. Với một chiếc máy bay thì quá trình này phức tạp hơn rất nhiều.

Về cơ bản, mỗi máy bay sẽ có một thùng chứa nằm ở vị trí trung tâm và hai thùng chứa khác trên mỗi cánh, kéo dài gần đến các chóp tàu bay. Tại sân bay, nhà cung cấp nhiên liệu sẽ đưa các xe tải chở nhiên liệu tới, đậu bên dưới hoặc bên hông máy bay, rồi nối một chiếc vòi với cánh và bơm nhiên liệu vào, với tốc độ 2.400 lít/phút. Cả quá trình có thể kéo dài từ 15 đến 20 phút, tùy theo từng tàu bay.

Ở nhiều sân bay hiện nay, xe tải không còn được sử dụng bởi các sân bay đã có bồn tiếp nhiên liệu trên mặt đất – trông tương tự một trạm xăng khổng lồ để nạp nhiên liệu cho máy bay.

Máy bay thương mại sử dụng nhiên liệu gì?

Nhiên liệu máy bay phản lực được phân loại gồm Jet A-1 (sử dụng chủ yếu), Jet A (chỉ sử dụng ở Mỹ) và Jet B (sử dụng trong vùng có khí hậu lạnh). Tất cả các nhiên liệu này đều có gốc là dầu hỏa, với một số các chất phụ gia bổ sung, như Tetraethyl chì (TEL) để tăng điểm bắt lửa của nhiên liệu; các chất chống ôxi hóa; các chất chống tĩnh điện; các chất ức chế ăn mòn; các chất chống đóng băng; và các phụ gia sinh học./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vào cuối tháng 11 này, sự chú ý của những người đam mê mẫu xe này sẽ hướng đến Nevada, khi chiếc Mercedes-Benz 300 SL Gullwing cuối cùng được chế tạo được đem ra đấu giá.

Một nhóm các nhà khoa học tại Hàn Quốc đã đề xuất một cấu trúc bánh xe hoàn toàn mới, có thể thay đổi theo địa hình gặp phải.

Hãng xe Nhật Suzuki vừa cho ra mắt mẫu sedan hạng A Drize tại Ấn Độ, mẫu xe đầu tiên của Suzuki đạt tiêu chuẩn an toàn 5 sao của Global NCAP.

Nhà sản xuất ô tô General Motors (GM) của Mỹ đang tiến hành đưa gần 462.000 xe bán tải và SUV chạy bằng động cơ diesel về xưởng sửa chữa do lỗi hộp số có thể khiến bánh sau bị bó cứng, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố kết quả khai thác, vận hành bay trong tháng 10 của các hãng hàng không trong nước. Theo đó, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ mới đạt gần 75%.

Hãng Rosenbauer vừa giới thiệu mẫu xe cứu hỏa chạy điện Panther 6x6 Electric chuyên dành cho cứu hộ và chữa cháy tại các sân bay.