Những điều dưỡng tận tâm

Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, người điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, còn trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, động viên người bệnh. Những công việc thầm lặng của các điều dưỡng đã cho những bệnh nhân nhiều hi vọng.

Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, người điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, còn trực tiếp tiếp xúc, thăm hỏi, động viên và chăm sóc người bệnh.

Tận tâm phục vụ, lấy nụ cười của trẻ thơ làm niềm vui của chính mình là phương châm sống và làm việc của điều dưỡng Nguyễn Thị Hiền, công tác tại Khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh.

Người điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc các bệnh nhân

Trên hành trình tìm lại sức khỏe cho các bệnh nhi, chị không chỉ thực hiện theo y lệnh của bác sĩ, mà còn tận tâm trong công tác chăm sóc người bệnh, linh hoạt, mềm dẻo trong mọi ứng xử.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Hiền, Khoa Nhim Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh cho biết: "Nghề nào cũng là nghề cao cứu và đặc biệt chúng tôi lại chọn cái nghề làm trong ngành y là nghề cứu chữa bệnh nhân khỏi bệnh tật, ốm đâu để được khoẻ mạnh về nhà, thì với tôi đó làm một nghề rất là cao quý".

Mỗi ca bệnh việc là một lần chạy đua với thòi gian

Còn với điều dưỡng Lê Thị Phương, làm việc tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc là một thử thách không nhỏ khi đến với nghề.

Đặc thù của khoa hầu hết là các bệnh nhân nặng, mỗi ca trực ở đây như một cuộc chạy đua với thời gian, nhiều đêm trắng cùng đồng nghiệp giành giật sự sống mong manh cho người bệnh trong từng giây, từng phút.

Áp lực công việc đè nặng, nếu không có tình yêu công việc, sự hăng say thì không thể chăm sóc tốt cho bệnh nhân.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, bày tỏ: "Ngoài sự quan tâm của các bác sĩ thì các điều dưỡng y tá ở đây cũng điều rất tận tình chăm sóc bệnh nhân. Hằng ngày, thì các cô điều dưỡng làm việc rất đúng giờ và tận tình từ khâu thay băng đến chăm sóc bữa ăn cho mẹ tôi, tôi cảm thấy rất là hài lòng".

Là bệnh viện có số lượng bệnh nhân đông, nhiều ca bệnh nặng nên công việc của điều dưỡng tại đây rất áp lực, nhất là một số khoa như: cấp cứu, hồi sức tích cực chống độc…

Tuy vậy, những điều dưỡng làm việc tại bệnh viện vẫn hăng say, tận tụy với nghề, luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn cũng như y đức, góp phần rất lớn trong việc chăm sóc cho bệnh nhân.

Các bác sĩ luôn tận tình, thầm lặng chăm sóc bệnh nhân

BSCK II Đinh Thị Hồng Hoa, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh, cho biết: "Tăng cường các công tác tập huấn, đào tạo về chuyên môn, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp.

Bên cạnh đó là tập huấn về giao tiếp ứng xử để đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh. Bệnh viên cũng động viên với các diều dưỡng trong việc nghiên cứu chăm sóc người bệnh".

Được ví là những người có đôi tay mềm nhất, đôi tai thính nhất và trái tim đầy bao dung, nhân hậu, đội ngũ điều dưỡng chiếm trên 50% nhân lực trong các cơ sở y tế, đội ngũ điều dưỡng với công việc thầm lặng hàng ngày đã trở thành cánh tay đắc lực của hệ thống y tế với mục tiêu hướng đến là sự phục hồi sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.