Những đỉnh lũ lịch sử sau bão số 3
Theo thông tin từ Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do mưa lớn kéo dài từ ngày 8/9, mực nước trên nhiều sông, suối ở Bắc Bộ đã dâng cao nhanh chóng. Trong số đó, các sông như sông Thao, sông Lô, sông Thương, sông Gâm, sông Thái Bình, vùng hạ lưu sông Hồng, sông Lục Nam và sông Hoàng Long đều đã vượt mức báo động 3, một số nơi vượt mức báo động từ 3-4m.
Đặc biệt, lũ trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái đã vượt đỉnh lũ lịch sử tồn tại 53 năm: Mực nước đỉnh lũ tại trạm Lào Cai 86,97m trên báo động 3 là 3,47m; tại Bảo Hà 61,95m, trên báo động 3 là 4,95m, trên mức lũ lịch sử năm 2008 (60,93m) 1,02m. Đỉnh lũ tại Yên Bái lên mức 35,73m vào 16 giờ ngày 10/9, trên mức báo động 3 là 3,73m và vượt mức lũ lịch sử năm 1968 là 1,31m.
Tại Hà Nội, mực nước sông Hồng cũng ghi nhận ở mức cao nhất trong 20 năm qua. Lũ lên cao tại các sông thuộc lưu vực sông Hồng và Thái Bình - hệ thống sông lớn nhất miền Bắc - gây ngập lụt trên quy mô rộng lớn.
Tính đến ngày 16/9, 20/25 tỉnh, thành phía Bắc đã xảy ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng. Mưa lớn cũng dẫn đến sạt lở đất và lũ quét ở nhiều địa phương, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Các tỉnh như Cao Bằng, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái và Quảng Ninh bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.
Tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, sạt lở đã gây thiệt hại lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do khu vực miền núi phía Bắc có lượng mưa cao hơn 40-60% so với trung bình nhiều năm. Trong tháng 8, ở Lào Cai có 23/31 ngày mưa và ở Yên Bái là 21/31 ngày - một hiện tượng hiếm gặp.
Do lượng mưa lớn, đất đồi núi ở nhiều khu vực đã ngậm no nước, ở trạng thái bão hòa, nên khi có đợt mưa rất lớn kéo dài nhiều ngày với cường suất cao, hiện tượng sạt lở đất đã xảy ra tại nhiều nơi. Tại Lào Cai, lũ quét và sạt lở đất có quy mô lớn, còn ở Yên Bái, sạt lở xảy ra ở nhiều nơi với quy mô nhỏ hơn, riêng tại thành phố Yên Bái đã ghi nhận trên 1.000 điểm sạt lở đất.
Theo báo cáo nhanh từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 17h ngày 16/9, số người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ tại các tỉnh phía Bắc đã lên tới 329 người (291 người chết, 38 người mất tích), và 1.922 người bị thương. Tổng thiệt hại kinh tế ước tính đã vượt 32.787 tỷ đồng.
Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.
Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
0