Những giá trị lịch sử của Trường Mỹ thuật Đông Dương
Hội thảo nằm trong chuỗi các sự kiện hướng tới kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (1925 - 2025), tiền thân là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, do Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.
Tại hội thảo, 12 tham luận đã trình bày về bối cảnh hình thành, quá trình 20 năm (1925 - 1945) đào tạo và phát triển cũng như những đóng góp của các thế hệ sinh viên Mỹ thuật Đông Dương cho giai đoạn mở đầu và những giai đoạn tiếp theo của mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
Từ năm 1925, trên mô hình và hệ thống sư phạm của phương Tây (Trường Mỹ thuật quốc gia Paris) kết hợp với việc khai thác nghệ thuật truyền thống Việt Nam, trường đã đào tạo những nghệ nhân An Nam trở thành những nghệ sĩ. Từ ngôi trường này, ý thức nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam đã được đánh thức, nuôi dưỡng.
Bên cạnh sự khuyến khích của những người thầy Pháp và sự nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo mỹ thuật, các nghệ sĩ đã tìm ra hình thức, chất liệu, kỹ thuật đặc trưng của người Việt. Chính vì vậy, giai đoạn 1925-1945 được coi như nền móng có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
"Chuyện phố Hàng" là tên gọi của chương trình thực cảnh nằm trong dự án xây dựng chuỗi hoạt động biểu diễn tại phố cổ Hà Nội, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản của khu phố cổ Hà Nội.
Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo “Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử” đã thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, nhìn nhận những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Từ ngày 1/11 tới đây, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng tại phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, ngày 29, 30/11 và 01/12, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.
Làng cổ Đường Lâm đã in hình bản đồ số Đường Lâm, với những địa điểm chủ chốt và có cả mã quét QR. Khi cầm trên tay tấm bản đồ, du khách sẽ biết làng cổ có những gì, nên tham quan những gì.
Triển lãm trưng bày và giới thiệu nghệ thuật làm Ấm Tử Sa đang diễn ra tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.
0