Những giáo viên trẻ đam mê với sự nghiệp 'trồng người'

'Một thầy giáo tốt như một ngọn lửa - ngọn lửa cháy để soi đường cho những người khác', khi lựa chọn sứ mệnh ‘trồng người’, nhiều giáo viên trẻ cũng tâm huyết với điều đó. Các cô đã và đang nỗ lực hết mình, tìm tòi học hỏi các phương pháp giảng dạy mới để truyền đạt kiến thức, truyền những năng lượng tích cực tới học sinh, giúp các em thêm yêu việc học, thêm yêu cuộc sống.

Với cô giáo trẻ Trần Thị Hồng Minh (giáo viên trường Tiểu học Ba Đình), nghề giáo giống như người truyền lửa. Muốn thắp sáng trong trái tim học trò ngọn lửa đam mê, sáng tạo và yêu thương thì trong trái tim người giáo viên phải có lửa. Và với trái tim nhiệt huyết cùng khả năng sư phạm của mình, cô giáo Minh luôn tìm tòi học hỏi các phương pháp giảng dạy mới để truyền đạt kiến thức, truyền những năng lượng tích cực tới học sinh, giúp các em thêm yêu việc học, thêm yêu cuộc sống. Là một giáo viên trẻ có trình độ công nghệ thông tin tốt, các bài giảng của cô Hồng Minh luôn được đón nhận bởi sự hứng thú, yêu thích của các con học sinh.

Cô giáo Trần Thị Hồng Minh – một giáo viên trẻ của khối 2. Ảnh: Trường Tiểu học Ba Đình.

Cùng với việc dạy chữ, cô rất quan tâm tới việc dạy người. Với phương châm “Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu”, trong lòng các em học sinh, cô Minh giống như một người bạn đồng hành, luôn bên cạnh động viên, chia sẻ cùng các con trong mọi hoàn cảnh. Hình ảnh một cô giáo trẻ luôn vui vẻ, nhiệt tình để lại ấn tượng tốt trong lòng học sinh và cả phụ huynh. Xuất phát từ lòng yêu thương con trẻ, cô giáo Hồng Minh cũng luôn được phụ huynh tin tưởng, quý mến. Không chỉ đồng hành cùng các con học sinh, cô Hồng Minh còn luôn đồng hành cùng các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Với mong muốn “kết nối yêu thương” cùng với sự sáng tạo, yêu trò, say nghề, cô giáo Hồng Minh thổi một làn gió mới cho những buổi họp phụ huynh thông thường trở thành Ngày hội của cha mẹ học sinh, ngày tư vấn và trải nghiệm, ngày của yêu thương và cảm xúc đong đầy.

Giống như cô Minh, khi chọn sứ mệnh trồng người, cô giáo Nguyễn Thị Hương cũng luôn tâm huyết với nghề giáo. Dưới mái trường Tiểu học Ba Đình, thấy cô là thấy sự nhiệt tình trách nhiệm với công việc, luôn không ngừng học tập, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp để có những bài giảng hay, phương pháp giảng dạy khoa học. Bằng sức trẻ và sự thông minh, nhanh nhẹn, ham học hỏi, cô đã nhanh chóng khẳng định chuyên môn, nghiệp vụ của mình bằng những thành quả đáng trân trọng.

Cô Nguyễn Thị Hương cùng các con học sinh trường Tiểu học Ba Đình.

Với cô giáo Hương, dạy học không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui. Học sinh lớp cô chủ nhiệm luôn bị cuốn hút bởi các bài giảng của cô. Mỗi giờ học, cô Hương luôn có các hoạt động thú vị và cách truyền tải kiến thức hấp dẫn, giúp các con được mở rộng kiến thức. Gần 10 năm công tác trong nghề cô đã đạt nhiều thành tích trong công tác giảng dạy , cũng như đi đầu tham gia vào các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành giáo dục.

“Có một nghề không trồng cây vào đất

Mà mang lại cho đời đầy trái ngọt hoa thơm”

Trở thành một người giáo viên đi gieo những con chữ sau mỗi bước chân vô tư của con trẻ đến trường chính là ước mơ mà cô giáo Hoàng Yến khao khát và theo đuổi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cuối cùng, sau bao năm miệt mài học tập và rèn luyện, cô Yến đã thực hiện được ước mơ của mình - trở thành “kĩ sư tâm hồn" tại ngôi nhà thứ hai của mình là Trường Trung học cơ sở Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Cô Lưu Hoàng Yến đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trông công tác giảng dạy. Ảnh: Trường THCS Phúc Xá

Một cô giáo duyên dáng đứng trên bục giảng, với nụ cười thật tươi và ánh mắt trìu mến, rạng ngời, đó là ấn tượng đặc biệt của học sinh trường THCS Phúc Xá về cô giáo Hoàng Yến. Bằng giọng nói ngọt ngào truyền cảm và một tình yêu say mê văn chương nghệ thuật, cô đã mang những trang văn bước vào cuộc sống của học trò qua từng bài giảng say sưa của mình. Những bài học của cô lúc nào cũng sống động, gần gũi và sâu sắc như chính hơi thở cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Bằng một năng lượng “thần kì” nào đó, cô luôn bền bì kiên trì với học trò đến cùng sau những ngỗ nghịch, những sai lầm của con trẻ. Yêu thương và thấu hiểu học trò, cô cũng nắm bắt được sự mất thăng bằng tâm lý khi các con khi đối diện với những khó khăn thay đổi môi trường học tập. Cô đã kiên nhẫn đồng hành cùng các con trong quá trình trưởng thành, cùng chia sẻ những điều học trò còn sợ hãi, băn khoăn và lo âu.

Cô Yến đã gắn kết với học trò bằng cả một trái tim và luôn giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Luôn trăn trở với nghề, từ năm về trường (2018) đến nay, cô Hoàng Yến vẫn luôn miệt mài với những giờ phụ đạo miễn phí cho những học sinh học yếu kém có hoàn cảnh khó khăn. Là giáo viên bộ môn Ngữ văn, giáo viên chủ nhiệm đồng thời là Phó bí thư chi đoàn trường THCS Phúc Xá, cô giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong các lớp chủ nhiệm và giảng dạy. Cô cần mẫn thực hiện giảng phụ đạo ngoài giờ lên lớp miễn phí cho các con học sinh trong nhiều năm liền. Ngoài các giờ lên lớp, cô còn tham gia công tác tư vấn tâm lý học đường, chia sẻ, trao đổi cùng các con gặp khó khăn trong học tập hay những con gia đình hoàn cảnh khó khăn.

Cùng là giáo viên dạy Văn ở trường THCS Phúc Xá, cô giáo trẻ Lê Thị Lan với lòng yêu nghề sâu sắc, “bông hoa” ấy đã tỏa cho đời “hương thơm” của những tiết dạy ngữ văn lí thú, bổ ích, chứa chan cảm xúc. Trong suốt giờ dạy, cô luôn quan tâm đến việc học sinh nắm bắt được môn học như thế nào để điều chỉnh phương pháp cho phù hợp với từng lớp, từng học sinh. Với sự năng nổ, nhiệt tình trong công tác, cô luôn luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy…  Cô Lan không chỉ là một giáo viên chủ nhiệm giỏi, mà cô còn là chỗ dựa tinh thần của học sinh.

Ngoài công tác giảng dạy, chủ nhiệm, cô Lê Thị Lan còn rất năng nổ, nhiệt huyết đảm nhận vai trò Bí thư Đoàn Thanh niên của nhà trường. Ảnh: Trường THCS Phúc Xá

Nếu không có cái tâm, không có tấm lòng của một người cha, người mẹ lo lắng cho học sinh thật lòng, có lẽ người giáo viên chủ nhiệm như cô không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Bởi có bao nhiêu việc “có tên” và “không tên” đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải ra tay giải quyết, có biết bao trách nhiệm mà người giáo viên chủ nhiệm phải gánh trên vai. Dẫu chưa có danh hiệu nào dành cho những giáo viên chủ nhiệm tận tụy thì sự trưởng thành của học trò sẽ là phần thưởng quí giá nhất dành cho người giáo viên chủ nhiệm hết lòng với học sinh – cô giáo Lê Thị Lan./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.