Những giấy tờ người dân cần mang đi khám chữa bệnh BHYT
Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh có thể lựa chọn xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc căn cước công dân. Trong trường hợp xuất trình thẻ BHYT nhưng không có ảnh, người tham gia BHYT mới phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ khác liên quan.
Bộ Y tế vừa có công văn phúc đáp công văn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện một số quy định của Nghị định số 75 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT.
Bộ Y tế cho biết, theo Luật BHYT, tại Khoản 1 Điều 28 về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BYT quy định:
- Người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh;
- Trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó;
- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT.

Để tạo điều kiện cho người dân, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 75/2023/NĐ-CP quy định:
- Người tham gia BHYT khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc căn cước công dân;
- Trường hợp xuất trình thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên;
- Các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Căn cứ các quy định của Luật và Nghị định, khi đi khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia BHYT có thể lựa chọn xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc căn cước công dân. Chỉ trong trường hợp xuất trình thẻ BHYT nhưng không có ảnh thì người tham gia BHYT mới phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ sau: - Giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. - Giấy xác nhận của công an cấp xã. - Giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên. - Các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP. |
Về các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác, Bộ Y tế cho biết, hiện nay ngoài thẻ căn cước công dân, một số văn bản pháp luật có quy định về giấy tờ tùy thân, nhân thân. Hiện nay, các thông tin về thẻ BHYT và ảnh của người có thẻ BHYT cơ bản đã được tích hợp trên thẻ căn cước công dân và mã định danh công dân nên về cơ bản đã đủ thông tin, hình ảnh phục vụ thuận tiện cho việc xuất trình khi đi khám bệnh, chữa bệnh .
Về giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2, Nghị định số 59 có quy định khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Ngoài ra, tài khoản của người dân đã được định danh điện tử mức độ 2 thì được sử dụng thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng VNeID để đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Về trường hợp thẻ BHYT được tích hợp trên ứng dụng VssID, nội dung này đang được Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai thí điểm.
Trường hợp sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59 để đăng nhập ứng dụng VssID thì có thể được sử dụng thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng VssID để đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT./.
TIN LIÊN QUAN


Các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt là qua các thực phẩm tái, thực phẩm sống hiện nay hay gặp ở người thường do các nguyên nhân như: bệnh liên cầu lợn, bệnh sán não, bệnh liên quan ký sinh trùng... Gần đây, các bệnh viện liên tiếp tiếp nhận các ca bệnh này.
Một bệnh nhân nữ 38 tuổi, bị ung thư vú đã điều trị cách đây ba năm ở Thái Nguyên. Sau 13 năm, chị mới làm IVF thành công nhưng lại bị ung thư tái phát di căn. Đến nay thai đã được 34 tuần, trước diễn biến bệnh tình phức tạp của bệnh nhân, sáng ngày 5/12, ekip các bác sĩ bệnh viện K và bệnh viện Phụ sản Trung ương đã quyết định mổ bắt con cho thai phụ.
Theo Cục Y tế dự phòng, gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các thông tin về việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và các trường hợp mắc cúm A(H5/N1), Covid-19 tại một số quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia...
Mới đây, Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã mổ cấp cứu thành công cho nam thanh niên 34 tuổi ở Thường Tín, Hà Nội bị thanh sắt dài 40 cm đâm xuyên qua vùng bẹn xuyên qua bờ trên khớp háng và xuyên thủng ra sau mông bên phải. Dự kiến khoảng hai tuần nữa bệnh nhân có thể xuất viện.
Tuần qua (từ ngày 24/11 đến 1/12), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 1.715 trường hợp sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã, đã giảm hơn 520 ca so với tuần trước đó.
0