Những góc nhìn để thành phố thông minh phát triển bền vững

Hà Nội - thủ đô của đất nước gần 100 triệu dân có rất nhiều lợi thế quan trọng để xây dựng thành phố thông minh. Tuy nhiên, cũng cần giải quyết rất nhiều bài toán khó trong việc hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa đô thị hóa, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe người dân.

Sáng 29/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã khai mạc Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2023. Tới dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị

Với chủ đề "Khai thác dữ liệu – Xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững", Hội nghị sẽ diễn ra trong hai ngày từ ngày 29 đến 30/11 với ba chuyên đề chính, bao gồm các nội dung: Chính quyền, người dân và doanh nghiệp; Công nghệ, kết nối và dữ liệu, hợp tác - phát triển. Trong đó sẽ có nhiều hội thảo với các nội dung: Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; Thông minh hóa hạ tầng kỹ thuật - giải pháp thiết thực cho đô thị thông minh; Kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh, quy hoạch, xây dựng và vận hành thông minh, bền vững dựa trên nền tảng dữ liệu.

Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2023 được tổ chức trong hai ngày 29-30/11/2023

Đây sẽ là cơ hội giúp thành phố Hà Nội lựa chọn và tận dụng tốt hơn cơ hội để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thủ đô xanh, an toàn, phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời các tỉnh, thành phố trên cả nước, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp tham dự cũng sẽ có thêm góc nhìn mới trong định hướng xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững.

Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nhấn mạnh: nhận thức và quyết tâm xây dựng thành phố Hà Nội văn minh, văn hiến, hiện đại, xứng tầm Thủ đô của một đất nước gần 100 triệu dân. Hà Nội có rất nhiều lợi thế quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần giải quyết rất nhiều bài toán khó trong việc hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; giữa đô thị hóa, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe người dân.

Quyết tâm xây dựng thành phố Hà Nội văn minh, văn hiến, hiện đại

Một thành phố phát triển bền vững là thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh, được thể hiện thông qua những lựa chọn “thông minh”, giải pháp “thông minh”, công nghệ “thông minh”. Vậy hiện nay, thực trạng xây dựng và phát triển đô thị thông minh của Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đang diễn ra như thế nào? Những chính sách nào cần được khuyến nghị cho quá trình xây dựng thành phố thông minh bền vững của không chỉ Hà Nội mà còn của các tỉnh, thành phố khác để cùng nghiên cứu, tham khảo? Công nghệ số, chuyển đổi số, và đặc biệt là dữ liệu số sẽ đóng góp như thế nào vào quá trình phát triển. Mô hình thành phố thông minh nào trên thế giới mà Hà Nội có thể tham khảo?....

Hình ảnh khác tại hội nghị

Với mong muốn có được câu trả lời cho những vấn đề nói trên, thành phố Hà Nội đã quyết định lựa chọn chủ đề “Khai thác dữ liệu - Xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững” cho hội nghị quan trọng này.

Theo kế hoạch đến phiên bế mạc sẽ có Lễ trao giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam 2023.

Một số hình ảnh tại Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2023
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự án cải tạo, nâng cấp 1,2 km đường giao thông Hữu Hòa ở Huyện Thanh Trì đã bị chậm tiến độ nhiều năm nay. Đến nay, việc thi công đang bị chậm trễ, công trường không đảm bảo các biện pháp an toàn giao thông khiến cho đoạn đường mỗi ngày đều trở thành nỗi bất an của người dân khi đi qua đây.

Bộ Tài chính có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, công khai các dự án giải ngân 0% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Trung ương do địa phương quản lý. Đến 30/4, toàn quốc còn nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân là 0% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, thí điểm các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trước cổng cụm trường học Xuân Đỉnh, Trường Tiểu học Nguyễn Du và cụm trường học Sài Sơn. Sau một thời gian thực hiện đã cho thấy mô hình bước đầu đạt nhiều kết quả tích cực.

Sáng 20/5, mưa lớn trên diện rộng khiến nhiều đường tại Thành phố Hồ Chí Minh kẹt xe kéo dài, người dân chật vật di chuyển từng chút một.

Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông mới nhất, Bộ Công an đề xuất xe ô tô kinh doanh vận tải được kết hợp đưa đón học sinh, trẻ em mầm non nhưng phải đáp ứng một số yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn cho các em.

Các thuỷ điện ưu tiên dành nguồn nước dự phòng tối đa để phát điện trong thời gian cao điểm mùa nắng nóng, tăng cường các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm. Đó là các giải pháp được Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương đưa ra nhằm đảm bảo cung cấp điện trong tuần 20 và thời gian tới.