Những hệ lụy từ tình trạng đầu cơ bất động sản

Đầu cơ bất động sản chính là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản bị lũng đoạn, phát triển không minh bạch bởi tình trạng thổi giá. Nguồn lực đất đai bị lãng phí, bộ mặt đô thị cũng trở nên nhếch nhác.

Khu đô thị Lideco nằm trên địa bàn huyện Hoài Đức

Khu đô thị Lideco nằm trên địa bàn huyện Hoài Đức hiện có nhiều căn biệt thự, liền kề bỏ hoang không có người ở. Còn tại Khu đô thị Splendora, người dân đã về ở tạo nên một sức sống mới, một diện mạo mới cho khu đô thị.

Có thể thấy hai bức tranh đối lập nhau về hai khu đô thị này phản ánh một thực trạng đang diễn ra, đó là hiện tượng đầu cơ BĐS khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác.

Không khó để có thể nhận ra, những căn nhà dù đã được hoàn thiện nhưng lại bỏ trống nhiều năm chính là sản phẩm của một bộ phận đầu cơ. Đây thường là những người hoặc nhóm người có tiềm lực tài chính lớn, mạnh tay chi rất nhiều để sở hữu một loạt BĐS trong một dự án nào đó ngay từ giai đoạn đầu. Sau đó khi dự án hoàn thiện sẽ bán sang tay để hưởng phần ăn chênh. Và phần chênh lệch này thường rất lớn. Thế nhưng thị trường mấy năm trở lại đây chứng kiến sự lao đao của BĐS. Do vậy những sản phẩm của đầu cơ này trở thành hàng tồn kho, nằm im lìm bất động và bị bỏ hoang.

Nguồn lực đất đai bị lãng phí, bộ mặt đô thị cũng trở nên nhếch nhác.

Trong báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2023, các tháng đầu năm 2024, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đánh giá, tình trạng đầu cơ bất động sản đã dẫn đến việc người có nhu cầu thực để ở, để sản xuất, kinh doanh không thể tiếp cận đất đai trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ.

Nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Có thể thấy, người có nhu cầu mua nhà ở, đất ở thực sự đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ. Với người có thu nhập trung bình và thấp, giấc mơ có một chỗ an cư ngày càng trở nên xa vời. Từ đây đã nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác cần phải giải quyết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ đề án triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030; trong đó, thông tin đáng lưu ý là về tiến độ giải ngân gói 140.000 tỷ đồng mới được 0,96%.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175 của Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Trên các diễn đàn, nhiều người chia sẻ bức xúc khi thấy những người khá giả đang sở hữu các căn hộ tại dự án nhà ở xã hội.

Theo Điều 29 và 30, Nghị định số 100 ban hành ngày 26/7/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8, thì để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, người có nhu cầu cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhà ở và thu nhập.

Chính phủ khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín thác đầu tư và các hoạt động liên danh, liên kết thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Đất đấu giá bị đầu cơ, nhiều lô đất ở ngoại thành bị để hoang hóa trong khi người dân có nhu cầu thực không thể tiếp cận. Còn ở ven đô, nhiều biệt thự triệu đô, nhà liền kề có giá cả chục tỷ cũng bị bỏ hoang. Một nguồn lực lớn đang bị đầu cơ, bộ mặt đô thị cũng trở nên nhếch nhác.