Những họa sĩ mang hơi thở thời đại vào tranh cổ động

Xuất hiện tại Việt Nam vào những ngày tiền khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, tranh cổ động đã đi theo suốt chặng đường chiến đấu giành độc lập, tự do đầy gian khổ của quân và dân ta. Tới nay, dòng tranh này lại gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Việt trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Khánh Lê và Hữu Hải là hai họa sĩ thiết kế của Phòng cổ động triển lãm thuộc Trung tâm thông tin - triển lãm Hà Nội. Ngày hôm nay, họ có buổi khảo sát để thiết kế các bức tranh cổ động cho dịp chào năm mới 2024.

Là những người đứng đằng sau những tấm pano áp phích trên các con phố, công việc của những họa sĩ của Trung tâm thông tin – triển lãm Hà Nội luôn bận rộn theo mốc thời gian và những thời điểm quan trọng của Thủ đô và đất nước.

Và những cuộc họp như thế này thường xuyên diễn ra để đảm bảo cho các công tác tuyên truyền được đúng tiêu chí, phong phú và đa dạng.

Những ngày cuối năm 2023, những bức tranh cổ động chào năm mới 2024 bắt đầu được đưa đi in và lắp đặt tại các địa điểm công cộng, những nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động lớn của Thủ đô.

Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, những bức tranh cổ động dọc các con phố ở Hà Nội, với màu sắc bắt mắt, thông điệp rõ ràng đã tác động trực tiếp, mạnh mẽ vào thị giác người xem.

Và cho dù được các họa sĩ vẽ tay hay thiết kế đồ họa như hiện nay, tranh cổ động vẫn luôn là nguồn hứng khởi, truyền lửa cho từng giai đoạn phát triển của Thủ đô, của đất nước./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.