Những lỗ hổng trong quy trình kiểm tra an toàn của Boeing

Boeing đang dần trở thành một cái tên đáng sợ khi liên tiếp gặp rắc rối. Mới đây, chính những người đã từng làm cho Boeing tố cáo công ty của mình rằng, hãng sản xuất đã rất qua loa trong việc kiểm tra an toàn của những chiếc máy bay.

Ngày 5/1, máy bay Boeing 737 MAX 9 mang số hiệu 1282 của hãng hàng không Alaska Airlines khởi hành từ sân bay Portland, bang Oregon, đến Ontario, California. Chỉ 20 phút sau cất cánh, chiếc máy bay chở 177 người phải hạ cánh khẩn cấp. Lí do bởi một phần trên thân máy bay, nằm ở vị trí giữa cánh và đuôi, bật tung giữa trời khi máy bay đạt độ cao khoảng 4.800 m. Rất may tất cả hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay đều an toàn.

Sự cố gây chấn động ngành hàng không thế giới hôm 5/1

Phần thân bị bung là tấm kim loại được bắt ốc để thay thế cửa thoát hiểm. Sau hơn 1 tháng, ngày 6/2, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ công bố kết quả điều tra sơ bộ về sự cố cho biết thiếu 4 ốc gia cố tấm bịt cửa.

Sự việc chưa kịp lắng xuống thì các máy bay của Boeing liên tiếp gặp sự cố khiến cả thế giới hoang mang. Và gần đây nhất, ngày 7/4, phần bao chụp 2 bên động cơ của máy bay thuộc hãng hàng không Southwest Airlines đã bị gió xé toạc trong lúc cất cánh.

Vậy, Boeing đã cẩu thả trong khâu kiểm soát an toàn như thế nào?

Theo tờ Wall Street Journal, các máy bay trước khi rời nhà máy ở Renton đến tay khách hàng buộc phải trải qua 3 vòng kiểm tra. Đầu tiên là đoàn thanh tra chất lượng máy bay của chính Boeing.

Khi máy bay đang được lắp ráp bên trong nhà máy, sẽ có những loại hình kiểm tra khác nhau. Đội ngũ thanh tra kiểm soát chất lượng của Boeing có mặt để thực hiện kiểm tra công việc của thợ cơ khí.

Boeing trước đây đã loại bỏ một số cuộc kiểm tra này và giao cho thợ cơ khí tự kiểm tra công việc của chính họ.

Ông Edward Pierson - Cựu quản lý cấp cao của Boeing cho biết:

“Có những ngày bạn làm tốt công việc của mình nhưng có những ngày thì không. Việc không có người giám sát chất lượng công việc của bạn thật sự là một vấn đề.”

Ông Pierson đã làm việc tại nhà máy Renton của Boeing trong ba năm trước lên tiếng về chất lượng của máy bay sau vụ tai nạn chết người của Boeing 737 Max ở Ethiopia. Ông nêu lên mối lo ngại về vấn đề chất lượng an toàn mà bản thân đã từng chứng kiến trong thời gian làm việc tại nhà máy.

Ông Edward Pierson - Cựu quản lý cấp cao của Boeing chia sẻ:

“Boeing áp lực chúng tôi về mặt thời gian để có thể đưa những chiếc máy bay vào vận hành. Và khi đẩy nhanh quá trình sản xuất, sai sót là điều khó tránh khỏi”

Vòng thứ 2 là quy trình kiểm định của Chương trình Ủy quyền Chỉ định (ODA) do Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) trao quyền. Công việc của họ là kiểm tra xem máy bay do Boeing sản xuất và việc đánh giá chất lượng của đội ngũ tại Boeing có phù hợp với các quy định an toàn của liên bang hay không. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, các chuyên viên của ODA không làm việc cho FAA mà họ là nhân viên của Boeing, đại diện cho FAA. Họ báo cáo công việc cho FAA, nhưng phía trả lương lại là Boeing. Đã có những nhân viên ODA cảm thấy áp lực từ Boeing khi can thiệp nhiều vào công việc của họ.

Boeing cần giám sát chặt chẽ hơn trong các khâu kiểm tra an toàn

Lớp kiểm tra cuối cùng đối với máy bay Boeing chính là Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA). Trong khi máy bay đang được lắp ráp, thanh tra FAA kiểm tra hệ thống chất lượng của Boeing. FAA kiểm tra từng chiếc máy bay trước khi nó được bàn giao. Tuy nhiên, một thanh tra FAA đã nghỉ hưu cho biết họ thường chọn 10 đến 20 thiết bị để kiểm tra kỹ các thông số kỹ thuật đã được phê duyệt của máy bay. Nếu những thiết bị này không gặp vấn đề gì, máy bay sẽ được thông qua.

Có thể thấy, những sự cố kỹ thuật liên quan đến an toàn của các máy bay Boeing không chỉ là do sự tắc trách của nhà sản xuất mà là cả một hệ thống dây chuyền kiểm định không đạt chuẩn. Hậu quả nhãn tiền cả thế giới đã nhìn thấy. Nhưng nếu Boeing và những người thanh tra còn coi nhẹ tính mạng của khách hàng mà tiếp tục cẩu thả trong chính công việc của mình thì các dòng máy bay của thương hiệu Mỹ rất khó có thể lấy lại vị thế và uy tín.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 18 giờ 15 ngày 21/4/2024, hầm đường sắt Bãi Gió qua đèo Cả đã được thông sau 10 ngày bị gián đoạn vì sự cố sạt lở.

Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài 550km, mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Với hệ thống đường sắt hiện đại được coi là “xương sống” của giao thông đô thị này, Hà Nội kỳ vọng sẽ giúp người dân dễ dàng di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân.

Đã có rất nhiều người bị thương trong một vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa một chiếc phà và một chiếc tàu chở 42 hành khách du lịch nước ngoài trên sông Tiền vào chiều hôm qua (19/04)

Trận mưa lớn vào ngày hôm qua (16/4) đã khiến cho sân bay lớn nhất Dubai ngập lụt, máy bay chìm trong biển nước và buộc phải chuyển hướng nhiều chuyến bay.

Phát hiện một thanh niên đang lao vào tàu hàng đang chạy, nhân viên đường sắt ở Đồng Nai đã nhanh trí chạy ra, kéo người này về khu vực an toàn.

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến 30/4-1/5, để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp này, các hãng hàng không dự kiến cung ứng khoảng 900.000 ghế trên các đường bay nội địa, bổ sung nhiều chuyến bay đêm để linh hoạt giá vé và lựa chọn cho hành khách.