Những lớp học giữa muôn trùng khơi

Tại huyện đảo Trường Sa, dù khó khăn còn nhiều nhưng công tác giáo dục luôn được quan tâm để “ươm mầm” cho thế hệ tương lai của đất nước.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Giữa muôn trùng khơi, những thầy giáo nhiệt huyết vẫn thường ngày gieo con chữ cho các em học sinh. Các tiết mục văn nghệ của các em học sinh Trường Tiểu học Sinh Tồn cũng được hướng dẫn bởi thầy giáo Phan Văn Tuấn, giáo viên mầm non kiêm tiểu học. Do đặc thù về địa lý, thầy giáo phải kiêm luôn việc giảng dạy từ bậc học mầm non đến tiểu học.

Thầy Phan Văn Tuấn chia sẻ: "Chúng tôi là giáo viên tiểu học nhưng cũng dạy luôn lớp mầm non. Có rất nhiều bỡ ngỡ, băn khoăn, nhưng sau mỗi tiết dạy, tôi đều cảm thấy rất vui vì đã mang đến cho các con những kiến thức và cảm nhận về cuộc sống".

Còn tại đảo Song Tử Tây, với 8 học sinh hiện có, nhà trường đang tổ chức hai lớp học ghép. Việc học ghép đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giảng dạy linh hoạt, tránh gây mất tập trung cho các em. "Trong quá trình dạy, các em sẽ học xen kẽ với nhau để tránh mất tập trung", thầy Lê Thanh Chiến, giáo viên Trường Tiểu học Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa cho biết.

Giữa muôn trùng khơi, những lớp học đặc biệt không đơn giản chỉ là nơi truyền dạy kiến thức. Các em còn được bồi đắp và hun đúc lòng yêu nước, tinh thần bám đảo, giữ biển. Ngoài những kiến thức trong sách vở, các thầy còn dạy thêm cho học sinh các kỹ năng ngoài. Nhờ đó, các em có thêm những kỹ năng hữu ích trong cuộc sống nơi biển đảo.

Trên các xã đảo ở Trường Sa, hàng ngày, tiếng trẻ học bài vẫn râm ran, hòa cùng tiếng sóng vỗ. Nơi hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc, thế hệ tương lai của đất nước vẫn đang hàng ngày được "ươm mầm" lớn lên, trở thành những trụ cột vững chãi, tiếp tục xây dựng và bảo vệ quê hương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.

Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.

Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.