Những lưu ý khi ăn rươi

Đang là mùa rươi nên nhiều người tranh thủ thưởng thức món ăn hấp dẫn, có giá trị dinh dưỡng cao mà không phải lúc nào cũng có sẵn này. Ngon và bổ, nhưng khi ăn rươi một số người lại có hiện tượng bị dị ứng hoặc tiêu chảy... Vậy chúng ra cần nắm rõ những lưu ý dưới đây khi chế biến và dùng món ẩm thực từ rươi.

Rươi thường có vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Các bà nội trợ thường mua rươi để chế biến thành chả rươi, canh rươi, lẩu rươi..., những món ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng. 

Giá trị dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g rươi có 81.9g nước, 12.4g protid, 4.4g lipid, cung cấp cho cơ thể 92 calo, không hề thua kém giá trị dinh dưỡng so với thịt bê non (trong 100g thịt bê nạc có 78.2g nước, 20g protid, 0.5g lipid, cung cấp được 87calo). Ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm…

Ăn rươi cần đúng cách để tránh bị ngộ độc. Ảnh minh họa

Rươi cần kết hợp với vỏ quýt

Rươi cũng là loài sinh vật được Giáo sư Đỗ Tất Lợi xếp vào hàng vị thuốc quý ghi trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của ông. Khi chế biến rươi không bao giờ thiếu vỏ quýt.

Khoa học cho biết: dược tính của món rươi phần nhiều đến từ vỏ quýt. Trong Đông y vỏ quýt được dùng rất phổ biến với tên gọi trần bì. Vỏ quýt có vị cay, đắng, the, mùi thơm, tính ấm có tác dụng điều khí, hóa đờm, tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu… Vỏ quýt trộn vào các món rươi vừa dậy mùi thơm hấp dẫn vừa có tác dụng phòng và chữa các chứng đầy bụng, khó tiêu, làm tiêu đờm. 

Những lưu ý khi nên ăn rươi

Rươi là loài thủy sinh sống ở vùng nước lợ nhiều bùn cát, do đó chúng không tránh khỏi bị nhiễm những chất độc từ chính môi trường mà chúng sinh sống, nhất là ở khu vực nước bị ô nhiễm. Chúng có thể là những vật trung gian gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây tiêu chảy, đường ruột nếu chế biến không cẩn thận, đúng cách. Do đó, rươi cần được chế biến sạch sẽ, đúng cách là yêu cầu hàng đầu cho sự an toàn thực phẩm.

Rươi có một đặc điểm là sau khi chết rất dễ bị phân hủy và trong quá trình phân hủy sinh ra nhiều độc tố, dễ gây ngộ độc. Do đó, phải dùng rươi còn tươi, loại bỏ ngay các con đã chết, để chế biến các món ăn, vừa an toàn vừa phòng chống các chứng sình bụng, khó tiêu, tiêu chảy cấp, nặng nề hơn là dẫn tới nguy hiểm cho tính mạng.

Khi vận chuyển rươi từ nơi đánh bắt đến nơi tiêu thụ, các thương gia chọn hình thức cấp đông, để đảm bảo vệ sinh và giữ cho rươi tươi sống. Vì vậy, khi mua rươi nên mua tại những cửa hàng uy tín.

Những người cơ địa dị ứng không nên ăn rươi.

Những đối tượng không nên ăn rươi

Người có cơ địa dị ứng

Các chuyên gia cảnh báo: cần cẩn trọng khi ăn rươi đặc biệt là đối với những người hay bị dị ứng thức ăn. Nhiều năm trước, đã ghi nhận nhiều trường hợp dị ứng do ăn rươi. Khi bị dị ứng và xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, mắt mặt sưng híp lên, nôn… sau khi ăn rươi, nên đến bệnh viện ngay, tránh tự sơ cứu tại nhà đề phòng sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong. Nếu từng có tiền sử ngộ độc thức ăn, dị ứng sau khi ăn rươi, tốt nhất không ăn món này.

Người có tiền sử bị hen

Lượng đạm trong rươi đóng vai trò như dị nguyên gây phản ứng, dị ứng với triệu chứng như phát ban, mẩn ngứa,… đặc biệt là khó thở. Vì vậy, nếu có tiền sử bị hen, không nên bổ sung món rươi vào thực đơn.

Người vừa khỏi ốm

Người vừa khỏi ốm thể trạng cơ thể còn yếu, vì vậy cần hạn chế ăn rươi. Ăn rươi trong giai đoạn này vừa tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, vừa làm chậm tiến trình hội phục cơ thể sau ốm.

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ

Theo chuyên gia dinh dưỡng, vì rươi rất giàu đạm nên bà bầu không nên đụng đến món này. Nếu ăn, mẹ bầu có thể bị khó tiêu, chướng bụng, không có lợi cho tiêu hóa. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến em bé.

Còn đối với trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa còn non nớt tuyệt đối không được cho trẻ ăn rươi nhiều một lúc. Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho bé ăn từng chút một để thử phản ứng của con với món ăn mới. Nếu có dấu hiệu bất thường cần dừng ngay lại, nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ ngay.

Cách chọn rươi ngon

Khi mua rươi, các bạn nên chú ý chọn những con rươi có kích cỡ lớn, mập mạp, màu đỏ, ngọ nguậy linh hoạt. Đây là những con rươi còn sống và tươi ngon nhất. Thông thường những con rươi to khỏe nhất sẽ nằm ở phía trên, còn những con rươi bị nằm phía dưới dễ bị đè vỡ bụng, đã có mùi tanh, ăn sẽ kém ngon hơn.

Để nhận biết rươi không ngon, rươi sắp chết, cần chú ý một số đặc điểm: thân nhỏ, rất gầy, có màu, bò yếu hoặc ít khi động đậy.

Sau khi chọn được rươi ngon mang về, cần chú ý thả rươi vào chậu nước, dùng tay hoặc đũa đẩy nhẹ để rươi khỏi bị vỡ bụng, khi rửa chú ý nhặt sạch rác, rửa khoảng 3 lần cho sạch bùn.

Hướng dẫn cách sơ chế với rươi cấp đông

Việc cấp đông rươi để vận chuyển đi nhiều nơi cũng cần phải bảo đảm vệ sinh. Rươi được cấp đông phải là rươi còn sống. Trước khi chế biến, cần chuyển từ ngăn đá xuống ngăn mát để rã đông dần, không dùng lò vi sóng hay nước lạnh hoặc nhiệt độ ngoài trời để rã đông rươi.

Vớt rươi đã rã đông ra để ráo nước, chuẩn bị “làm lông” để khi ăn không bị ngứa rát cổ. Dùng nước nóng chừng 40 độ C, thả rươi vào, dùng đũa khuấy nhẹ. Khi thấy rêu lẫn bùn đất, cùng phần chân và lông rươi rụng ra, nổi vẩn lên thì gạn bỏ hết nước bẩn đi, chỉ lấy phần thân rươi sạch, đem chế biến cùng với gia vị.

Theo kinh nghiệm từ xưa, tất cả các món chế biến từ rươi đều phải đun lâu nhỏ lửa, om kỹ thì mới thơm ngon và an toàn.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa xuân là mùa của các loại hoa quả như: xoài, vú sứa, quýt, hồng xiêm... Những loại trái cây theo mùa chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật hơn. Sản phẩm theo mùa sẽ tươi ngon hơn, chi phí thấp hơn và bền vững hơn với môi trường. Do đó bạn nên chọn ăn các loại trái cây mùa xuân giàu dinh dưỡng thay vì chọn các loại trái cây trái mùa.

Đối với nhiều người, khoai tây là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, khoai tây cũng có thể mang lại những tác hại với sức khỏe.

Cá lóc hay còn gọi là cá quả (miền Bắc), cá chuối (miền Trung) là món ăn chứa nhiều khoáng chất, vitamin... Ngoài công dụng chế biến món ăn, cá lóc còn là vị thuốc giúp bổi bổ cơ thể.

Để mỗi dịp Tết đến, xuân về thực sự có ý nghĩa cả về mặt thể chất và tinh thần thì mỗi chúng ta cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và các thành viên của gia đình.

Nếu có một chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi điều độ, thì người cao tuổi vừa có thể đi chúc Tết, du Xuân, đón Tết vui vẻ, vừa được sum vầy bên con cháu lại vẫn đảm bảo sức khỏe trong những ngày Tết.

Ngày Tết, những bữa tiệc sum họp và các chuyến du xuân sẽ khiến chế độ ăn uống và sinh hoạt của các chị em bị đảo lộn. Và để luôn giữ được làn da đẹp với dáng xinh, các chị em nên bổ sung thêm những loại thực phẩm dưới đây để giúp nuôi dưỡng làn da ngay từ bên trong, mang lại vẻ ngoài căng mọng và tràn đầy sức sống.