Những lưu ý khi tập thể dục dưới trời lạnh
Lựa chọn trang phục phù hợp
Khi trời lạnh, bạn không nên chọn những bộ trang phục làm từ cotton, không có khả năng giữ ẩm. Lý do là vì nếu chẳng may trời mưa đột ngột trong lúc tập, cơ thể sẽ bị ướt, những chất vải có tính thấm nước sẽ mau chóng áp vào da làm giảm thân nhiệt và khiến bạn cảm thấy ớn lạnh.
Thay vào đó, hãy chọn quần áo làm từ sợi tổng hợp như polyester, nylon và
polypropylene có tính chất hút ẩm, chúng có thể làm khô nhanh hơn 50% so với loại vải từ cotton. Nếu chẳng may bị lạnh và ướt, hãy rút ngắn thời gian tập luyện để giảm nguy cơ bị hạ thân nhiệt.
Giữ ấm cơ thể
Không chỉ ưu tiên loại vải chống thấm nước, bạn cũng cần giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc nhiều lớp mỏng. Đầu tiên, hãy mặc một chiếc áo mỏng làm bằng vải tổng hợp để giúp hút mồ hôi ra khỏi da. Sau đó, tùy thuộc vào thời tiết, bạn có thể chọn chiếc áo khoác bên ngoài là áo gió hoặc áo khoác dày, không thấm nước. Nếu bên ngoài trời rất lạnh, hãy mặc một chiếc áo lót ở giữa rồi khoác thêm một chiếc áo có độ dày vừa phải để tăng thêm độ ấm.
Lưu ý rằng lớp áp bên ngoài càng có khả năng chống thấm nước tốt thì càng ít hơi ẩm từ bên trong thoát ra ngoài trong lúc thân nhiệt tăng, ngay cả khi bạn chảy mồ hôi lúc tập. Cường độ tập luyện thể dục của bạn sẽ ảnh hưởng đến số lớp áo bạn cần. Người chạy có xu hướng cần ít lớp hơn người đi bộ vì di chuyển nhanh hơn và tạo ra nhiều nhiệt cho cơ thể hơn.
Mang đồ bảo hộ
Bàn tay, bàn chân, tai và mũi là những bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nhiệt độ lạnh vì máu được chuyển đến trung tâm của cơ thể nên chúng sẽ nhận được ít máu để làm nóng hơn.
Để giữ cho chân tay không bị lạnh cóng, hãy mang tất dày, đội mũ hoặc đeo băng đô và đeo găng tay. Những vật dụng này cũng có thể dễ dàng cởi bỏ, nhét vào túi nếu bạn thấy nóng trong lúc tập. Tất cả những phụ kiện này nên làm bằng chất liệu len hoặc sợi tổng hợp, thay vì cotton để tránh giữ nước.
Khởi động trước khi tập
Thời tiết lạnh hơn đòi hỏi thời gian khởi động lâu hơn để giúp tăng lưu lượng máu và nhiệt độ trong cơ. Khi tập thể dục dưới trời lạnh, bạn có nguy cơ bị bong gân và căng cơ cao hơn. Bằng cách làm nóng cơ sẽ giúp xương khớp trở nên dẻo dai và ít bị kéo căng hơn, từ đó giúp giảm nguy cơ chấn thương.
Các bài tập khởi động sẽ tùy thuộc vào loại bài tập của ngày hôm đó. Nếu muốn chạy bộ, hãy thực hiện các động tác gập người và ngồi xổm, xoay cánh tay, cổ chân để kích hoạt các cơ cốt lõi.
Uống nước trong khi tập
Một số người có thể không cảm thấy khát nước khi tập luyện trong thời tiết lạnh như trời ấm hoặc trời nóng nhưng cơ thể vẫn đang mất chất lỏng do đổ mồ hôi. Tình trạng mất nước mang đến một số rủi ro, bao gồm đau đầu, giảm năng lượng và bạn cần bù lại lượng chất lỏng đó bằng cách uống nước.
Tuy nhiên, bất kể bạn uống bao nhiêu nước thì cơ thể chỉ có thể hấp thụ từ 88 đến 118ml mỗi lần, nên đừng cố uống quá nhiều có thể dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm như hạ natri máu, tình trạng cơ thể bị thừa nước, đẩy chất lỏng ra khỏi máu và vào các tế bào mô.
Lưu ý thời tiết
Một số điều kiện thời tiết làm tăng nguy cơ chấn thương và khi đó bạn không nên bất chấp tập luyện. Mưa hay băng tuyết có thể làm tăng nguy cơ trượt ngã và gây thương tích. Thời tiết lạnh cực độ cũng dễ dẫn tới tê cóng và tổn thương mô do tiếp xúc lâu với không khí lạnh mà không được bảo vệ.
Các rủi ro sức khỏe khác bao gồm gây nguy hiểm cho tim do nhiệt độ thấp hơn khiến các mạch máu bị thu hẹp, hạ thân nhiệt... Một số tình trạng sức khỏe mạn tính có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh như bệnh hen suyễn, các vấn đề về tim, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về những loại bài tập thể dục trong thời tiết lạnh được coi là lành mạnh./.
Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tiếp nhận cuộc điện thoại thông báo một bệnh nhân cần cấp cứu tại sân tập pickleball (địa chỉ tại Cầu Giấy, Hà Nội) vào tối hôm qua 2/12.
Sáng 7/10, tại Cung thể thao Quần Ngựa, hàng trăm mẹ bầu tại Hà Nội đã tham gia đồng diễn yoga với mong muốn truyền cảm hứng về một thai kỳ khỏe mạnh.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm.
Giải mã gen là một trong những phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư và đột quỵ - thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày hôm qua tại Hà Nội.
Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.
Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
0