Những mốc son trong quan hệ Việt - Nga

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ ngày 19 đến ngày 20/6/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, đánh dấu giai đoạn mới củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay kế thừa quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Liên Xô trong quá khứ với nền tảng tình cảm tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Những mốc son trong quan hệ Việt - Nga

Tháng 1/1950, Việt Nam và Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

Đến tháng 6/1994, Việt Nam và Liên bang Nga ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ 2 nước trong giai đoạn phát triển mới.

Tháng 3/2001, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Nga Putin theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, hai nước đã ký tuyên bố chung về QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC. Nga là nước đầu tiên mà Việt Nam ký tuyên bố xác lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Hơn một thập kỷ sau đó, vào tháng 7/2012, hai nước quyết định nâng tầm quan hệ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đến năm 2030 được hai nước tuyên bố vào tháng 11/2021 có ý nghĩa quan trọng, tạo ra xung lực mới cho các hợp tác thêm mạnh mẽ.

Chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam lần này theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chuyến thăm được khẳng định sẽ tiếp tục là một trong những dấu mốc quan trọng củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga có bề dày lịch sử hơn bảy thập kỷ được nhân dân hai nước dày công vun đắp. Tài sản chung vô giá đó được gìn giữ trong quá khứ, bồi đắp trong hiện tại và trở thành nền tảng dựng xây tương lai cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.

Đây là lần thứ 5 Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam. Bốn lần trước đó có ba lần trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức vào các năm 2001, 2006 và 2013. Lần còn lại là vào năm 2017, khi ông đến Đà Nẵng để dự APEC do Việt Nam làm chủ nhà.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).