Những ngày cuối cùng của Tổng Bí thư ở Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duy trì lịch làm việc hằng ngày và luôn giữ tinh thần lạc quan trong suốt 7 tháng điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ba ngày trước khi trút hơi thở cuối cùng, dù cơ thể đau yếu nhiều, nhưng ông vẫn ngồi vào bàn làm việc để giải quyết những công việc của đất nước. Nghị lực cùng ý chí mạnh mẽ vượt qua khó khăn của ông để tận hiến cho đất nước khiến đội ngũ y bác sĩ vô cùng cảm phục và kính trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi ở tuổi 80 khi đã thực hiện trọn vẹn lời thề lúc sinh thời, là cống hiến tất cả sức mình cho lý tưởng cộng sản cao đẹp vì Đảng, vì đất nước, vì nhân dân.

Quả là “Còn một giây, một phút tàn hơi/ Là vẫn còn chiến đấu quyết không thôi”.

Suốt bảy tháng điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa có một giây phút nào nghỉ ngơi. Ý chí kiên cường và nghị lực mạnh mẽ đã giúp ông vượt qua cơn đau bệnh tật để làm việc, trực tiếp giải quyết những công việc quan trọng của Đảng, của đất nước, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Phong cách thư thái, tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường của Tổng Bí thư trong những ngày ở bệnh viện, càng khiến đội ngũ y bác sĩ nơi đây thêm quý trọng, kính phục.

Căn phòng chưa đầy 20 m2, vừa là nơi điều trị bệnh, vừa là phòng làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước khi mất.

Phòng bệnh khu A11 nơi Tổng Bí thư điều trị.

Ngoài cửa phòng vẫn còn chiếc ghế hướng ra khung cửa sổ nhỏ, nơi ông vẫn thường ngồi để nhìn ra dòng sông Hồng mỗi sáng sớm và chiều muộn.

Từ đây, tầm mắt Tổng Bí thư hướng ra dòng sông Mẹ - dòng sông gắn với lịch sử hình thành nước Việt cùng mảnh đất Thăng Long – Hà Nội, nơi ông sinh ra.

Giường bệnh Tổng Bí thư điều trị.

Để có hành trình về biển, hội nhập cùng biển lớn, dòng sông phải vượt lên bao sóng ngầm và ghềnh đá.

Để có đủ năng lượng đi đến cùng, hòa cùng với biển lớn, sông Mẹ tiếp nhận từng li ti những hạt phù sa, từng mạch nguồn sông, suối lớn nhỏ.

Bên trong căn phòng kê một chiếc bàn làm việc nhỏ, phía trên là chồng báo giấy và chiếc đồng hồ cũ. Trong bảy tháng điều trị tại đây, Tổng Bí thư vẫn ngồi làm việc, đọc tài liệu nghiên cứu và giải quyết nhiều vấn đề trọng đại của đất nước cho đến ba ngày trước khi mất.

Bàn làm việc của Tổng Bí thư trong phòng bệnh.

PGS.TS Nguyễn Phương Đông - Nguyên Chủ nhiệm Khoa A11 – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tâm sự: “Cho đến những ngày tình trạng sức khỏe yếu đi, Tổng Bí thư vẫn duy trì lịch làm việc. Từ 9 giờ đến 9 giờ 30 sáng, Tổng Bí thư nghe các trợ lý, thư ký báo cáo tình hình công việc. Sau 10 giờ 30 phút và buổi chiều, Tổng Bí thư dành thời gian tiếp các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Khi nào thấy sức khỏe tốt, Tổng Bí thư ngồi nghiên cứu tài liệu, đọc sách”.

Thiếu tướng, GS.TS Lê Hữu Song - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ: “Không ai nghĩ rằng trước đó mấy ngày mà bác vẫn còn làm việc được một cường độ như vậy. Tiếp rất nhiều khách, giải quyết được nhiều vấn đề mà các đồng chí cán bộ chủ chốt và các đồng chí Uỷ viên Bộ chính trị đến làm việc. Chúng tôi đã tiên lượng được từ trước. Từ tiên lượng đó nhưng không nghĩ đến ngày đó mà bác vẫn còn làm việc được như vậy. Những ấn tượng đó làm cho chúng tôi thấy mình quá nhỏ bé, chưa đóng góp được gì. Vì vậy, bác đã truyền lại cho chúng tôi năng lượng để phấn đấu nhiều hơn nữa”.

Chiếc ghế Tổng Bí thư thường ngồi lúc sáng sớm và chiều muộn, qua ô cửa sổ ngắm dòng sông Hồng

Để giữ gìn sức khỏe và vượt qua cơn đau bệnh tật, Tổng Bí thư vẫn giữ thói quen đi bộ hằng ngày dọc hành lang của khoa A11. Ý chí mạnh mẽ, nghị lực bền bỉ, tinh thần lạc quan của ông khiến đội ngũ y bác sĩ vô cùng kính phục.

Nếp sống giản dị của Tổng Bí thư và tình cảm ấm áp của ông dành cho những người xung quanh cũng là ấn tượng không thể nào quên đối với các y bác sĩ nơi đây.

Thiếu tá Nguyễn Thị Hồng - Điều dưỡng viên Khoa A11 – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay: “Trên bàn làm việc của bác hay có kẹo lạc. Bác hay mời chúng tôi cùng ăn, nhiều khi thấy ngon tôi thường xin thêm chiếc nữa. Bác còn hay hỏi han về gia đình, con cái, công việc có vất vả không, có ngủ được không”.

Cây Tùng được Tổng Bí thư trồng trong khuôn viên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trút hơi thở cuối cùng ở căn phòng này của khoa A11. Dù đã tiên lượng thời khắc đó rồi cũng sẽ đến nhưng tất cả y bác sĩ đều nghẹn ngào, tiếc thương trước sự ra đi của người lãnh đạo cao nhất đất nước, một đời vì nước, vì dân.

Trước cửa căn phòng, chiếc ghế trước đây Tổng Bí thư hay ngồi, hướng ra phía sông Hồng cuộn chảy, vẫn nguyên đó.

Những y, bác sĩ bệnh viện hàng ngày qua đây, vẫn cứ ngỡ Tổng Bí thư còn đó, nhìn về con sông Mẹ, dõi theo mạch nguồn lịch sử của đất nước, của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm.

Ánh đèn phòng bệnh tạm tắt nhưng ánh sáng về nhân cách và tinh thần làm việc tận hiến vì đất nước, vì nhân dân của Tổng Bí thư cho đến những ngày tháng cuối đời vẫn còn in đậm trong tâm trí nhân dân và đội ngũ thầy thuốc nơi đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay sau khi tới Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân có buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Brazil.

Tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo của các nền kinh tế APEC lần thứ 31.

Chiều 17/11, tại thành phố Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau.

Sáng 17/11, tại Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân đặt tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển và dự Ngày hội Đại đoàn kết với bà con Đất Mũi.

Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc - năm 1954, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình Tập kết ra Bắc với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa vào tối 16/11.

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.