Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh
Sự kiện này không chỉ thu hút sự quan tâm của người dân Thành phố Hồ Chí Minh mà còn là dịp để những người con Hà Nội xa quê có cơ hội sống lại những ký ức đẹp đẽ, thân thương của Thủ đô. Chương trình sẽ diễn ra với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, từ các buổi biểu diễn nghệ thuật, hội thảo văn hóa đến những gian hàng ẩm thực đậm chất Hà Nội - một sự kiện ý nghĩa để hai thành phố lớn kết nối và giao thoa văn hóa.
Họp báo công bố “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh”
Chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” được Thành phố Hà Nội phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai mạc vào tối 23/8 tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Chương trình sẽ kéo dài tới ngày 25/8 với rất nhiều hoạt động ý nghĩa như: trưng bày tài liệu gắn liền với nội dung kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết hợp xúc tiến du lịch liên kết hai thành phố; giao hữu thể thao, nghệ thuật “giai điệu trẻ” của tuổi trẻ hai thành phố; quảng bá các làng nghề truyền thống trong chương trình xúc tiến quảng bá làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô.
Dịp này, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội sẽ dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ và Bác Tôn; thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng; dâng hương tại di tích trại giam bệnh viện Chợ Quán- nơi đồng chí Trần Phú hy sinh; thăm, tặng quà 70 gia đình chính sách, có công tiêu biểu; gặp gỡ, làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông qua các hoạt động, Hà Nội quảng bá, giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu độc đáo, thế mạnh thể thao của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến; con người Thủ đô thanh lịch, văn minh; Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo; lan tỏa tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước” tới người dân trong cả nước và bạn bè quốc tế.
Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cho biết: "Tất cả những tình cảm của Hà Nội đã được gói ghém cùng chúng tôi vào Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình cụ thể để khẳng định tinh thần Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội trong chủ trương của Đảng và Thành ủy Hà Nội. Chương trình lần này không chỉ là dịp để chúng ta cùng nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng, những giá trị văn hóa, kinh tế và đặc biệt là tình cảm của con người Hà Nội, Thành phố Hà Nội mong muốn gửi gắm thông điệp, tình cảm của Đảng bộ và chính quyền, nhân dân Thủ đô đến Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nhấn mạnh sự gắn kết hợp tác chặt chẽ giữa hai thành phố lớn của đất nước. Qua đó, tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, kết nối chia sẻ để cùng nhau phát triển bền vững".
Chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” không chỉ đơn thuần là một chuỗi hoạt động văn hóa mà còn là nhịp cầu nối liền hai thành phố, cảm nhận sâu sắc về tình người, tình đồng bào, tình đất nước. Thành phố Hà Nội sẽ thông tin đậm nét, đầy đủ về các hoạt động và mối quan hệ hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Bà Trần Thị Diệu Thúy - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: "Chương trình Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh là một chương trình rất ý nghĩa, tình cảm rất là sâu sắc giữa Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi là những người phối hợp làm chương trình thì cảm nhận được tình cảm rất là sâu sắc của các anh chị Hà Nội mang cả không gian Hà Nội vào với Thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh cảm nhận gần gũi và thấy được Hà Nội gần với mình hơn. Những ai đã ra Hà Nội rồi thì thêm yêu Hà Nội, những ai chưa có dịp gặp Hà Nội, chưa có dịp đến Hà Nội thì sẽ yêu Hà Nội hơn thông qua hình ảnh đất, người, ẩm thực và văn hóa Hà Nội".
Chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” diễn ra từ ngày 23- 25/8 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1. Lễ khai mạc dự kiến vào tối 23/8 với chủ đề “Dấu son Hà Nội", với các màn trình diễn ca múa đặc sắc, lấy ý tưởng từ Cột cờ Hà Nội, một trong những biểu tượng của Thủ đô.
Bên cạnh đó, vẻ đẹp của đất và người Hà Nội cũng được thể hiện qua sân khấu, tái hiện bằng những khung tranh “phố Phái” đầy cảm xúc. Chương trình là sự kết hợp giữa những giá trị lịch sử, văn hoá và giới thiệu khái quát về một Thủ đô Hà Nội.
Lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình TP.HCM và các đài địa phương lân cận.
Những nội dung hấp dẫn trong “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh”
“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” là dịp để Hà Nội quảng bá, giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu độc đáo của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo.
Đây là hoạt động nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong việc phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản văn hóa, du lịch, kinh tế, dịch vụ, thương mại, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và thu hút nhân dân Thủ đô đến với Thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về với Thủ đô Hà Nội.
Chương trình “Những ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh” chia thành 4 không gian chính:
Không gian số 1 - Hào khí Thăng Long:
Được thiết lập với cổng chào tái hiện biểu trưng logo Hà Nội và tượng đài Cảm Tử, tạo nên một không khí trang trọng và đầy ý nghĩa. Đặc biệt, di sản cầu Long Biên cũng sẽ được tái hiện trên đường hoa Nguyễn Huệ, nơi toàn bộ hình ảnh triển lãm sẽ được thể hiện, làm nổi bật một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô. Các tiểu cảnh như Trung thu Hà Nội, Hồ Gươm, phố Bích họa, Sắc hoa Hà thành, Trụ sở Báo Hà Nội mới cũng góp phần làm phong phú thêm không gian sự kiện, giúp người dân miền Nam có cơ hội trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc về tâm hồn và nét đẹp của Thủ đô Hà Nội.
Không gian sân khấu:
Sân khấu 4 mặt để tiếp cận được với nhiều khán giả, phù hợp với không gian mở của đường Nguyễn Huệ. Sân khấu được lấy ý tưởng Cột cờ Hà Nội hay Kỳ đài Hà Nội là di tích lịch sử đặc biệt, một trong những biểu tượng của Thủ đô. Cột cờ Hà Nội được xem như “chứng nhân lịch sử” cho sự kiên cường, bất khuất của người dân Thủ đô trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp oanh liệt.
Không gian số 3 - Ngàn năm văn hiến – Kết nối thời đại:
Tái hiện làng nghề - phố nghề Hà Nội - Giới thiệu điểm đến – Du lịch Hà Nội
Không gian số 4:
Khu vực ẩm thực và các sản phẩm OCOP
Các hoạt động chuyên đề:
Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” , Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” và Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Trưng bày nhằm giới thiệu tới đông đảo nhân dân, du khách tham quan tại Thành phố Hồ Chí Minh những giá trị văn hóa độc đáo của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Di sản văn hóa thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 2 di tích quan trọng bậc nhất, đại diện tiêu biểu trong dòng chảy lịch sử nghìn năm của Thăng Long- Hà Nội.
Tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày phiên bản trống đồng Cổ Loa, là món quà tặng ý nghĩa của Thành phố Hà Nội tặng Thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô ((10/10/1954 - 10/10/2024).
Không gian phố đi bộ Nguyễn Huệ trước ngày diễn ra sự kiện:
Phố đi bộ Nguyễn Huệ là nơi diễn ra chương trình khai mạc “Những ngày Hà Nội ở TP.HCM”. Công tác thi công, lắp đặt các thiết bị âm thanh, ánh sáng đang được gấp rút thực hiện liên tục 24h để phục vụ tốt nhất cho đêm khai mạc.
Tại đây, sẽ tái hiện không gian văn hóa - lịch sử của Thủ đô thông qua triển lãm ảnh tư liệu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng cùng các gian hàng trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ và ẩm thực truyền thống. Bên cạnh đó, những biểu tượng lịch sử của Thủ đô như cổng chào tái hiện biểu trưng logo Hà Nội, di sản cầu Long Biên, tượng đài Cảm Tử,… góp phần làm phong phú thêm không gian sự kiện, giúp người dân miền Nam có cơ hội trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc về tâm hồn và nét đẹp của Thủ đô Hà Nội.
Sự kiện sẽ có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như Hồng Nhung, Tùng Dương và nhóm MTV với các màn trình diễn ca múa đặc sắc, lấy ý tưởng từ Cột cờ Hà Nội, một trong những biểu tượng của Thủ đô. Bên cạnh đó, vẻ đẹp của đất và người Hà Nội cũng được thể hiện qua sân khấu, tái hiện bằng những khung tranh “phố Phái” đầy cảm xúc. Chương trình là sự kết hợp giữa những giá trị lịch sử, văn hoá và giới thiệu khái quát về một Thủ đô Hà Nội.
Không gian văn hóa ẩm thực:
Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 23 đến ngày 25/8 và trong khoảng thời gian này, mỗi ngày đều sẽ có những hoạt động thú vị khác nhau. Đặc biệt, vào ngày cuối cùng của sự kiện, sẽ có một đêm gala bế mạc hoành tráng, kết hợp giữa âm nhạc, ẩm thực và nghệ thuật đáng nhớ kết nối giữa hai thành phố lớn của đất nước chờ đón quý vị cùng khám phá.
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
0