'Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh' đã sẵn sàng

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), thành phố Hà Nội phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức chương trình “Những ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh” từ ngày 23 đến ngày 25/8.

Trên phố đi bộ Nguyễn Huệ dự kiến sẽ tổ chức trưng bày ảnh tư liệu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giới thiệu các hình ảnh và tư liệu tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội, các hoạt động đối ngoại, giao lưu văn hóa Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh; hình ảnh, quy mô, tầm vóc phát triển của Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Điểm nhấn của triển lãm nằm ở không gian tổ chức với nhiều phân khu đặc sắc. Trong đó, không gian “Hào khí Thăng Long” được thiết lập với cổng chào tái hiện biểu trưng logo Hà Nội và Tượng đài Cảm Tử, tạo nên một không khí trang trọng, đầy ý nghĩa.

Biểu tượng thành phố Hà Nội cùng khẩu hiệu đầy thân thương.

Đặc biệt, di sản cầu Long Biên cũng được tái hiện trên đường hoa Nguyễn Huệ, nơi toàn bộ hình ảnh triển lãm sẽ được thể hiện, làm nổi bật một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô.

Mô hình cầu Long Biên, một biểu tượng thành phố Hà Nội được thiết kế chi tiết và công phu.

Ngoài ra, các tiểu cảnh như Trung thu Hà Nội, Hồ Gươm, phố Bích họa, Sắc hoa Hà Thành và Trụ sở Báo Hà Nội mới cũng góp phần làm phong phú thêm không gian sự kiện, giúp người dân miền Nam có cơ hội trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc về tâm hồn, vẻ đẹp của Hà Nội.

Cũng trên tuyến phố đi bộ, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm, làng nghề, nghệ nhân trình diễn, xúc tiến du lịch; tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật gia điệu trẻ.

Các gian tại đây được thiết kế theo phong cách "Hà Nội 36 phố phường" với mỗi gian hàng lại bày bán một sản vật nổi tiếng khác nhau.

Đặc biệt vào tối 23/8 sẽ diễn ra lễ khai mạc chương trình “Những ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh” hứa hẹn mang đến chương trình nghệ thuật với chủ đề “dấu son Hà Nội”, gồm các màn trình diễn ca múa đặc sắc trên sân khấu, lấy ý tưởng từ Cột cờ Hà Nội - di tích lịch sử đặc biệt, một trong những biểu tượng của Thủ đô.

Biểu tượng này được xem như “chứng nhân lịch sử” cho sự kiên cường, bất khuất của người dân Thủ đô trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp oanh liệt. Bên cạnh đó, vẻ đẹp của đất và người Hà Nội cũng được thể hiện qua sân khấu, tái hiện bằng những khung tranh “Phố Phái” đầy cảm xúc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố số tiền 30 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 12 tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.