Những người buộc phải ở ngoài trời khi rét đậm, rét hại
Đi sớm cũng không tránh khỏi tắc đường
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng ngày 22/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường mạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ... khiến nhiệt độ ở Hà Nội giảm sâu kèm mưa dày hạt. Do mưa vào khung giờ cao điểm buổi sáng nên tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài diễn ra ở nhiều đường phố.
Không chỉ tắc đường, người dân Thủ đô còn phải chống chọi với mưa rét ngay trong ngày đầu tuần. Nhiệt độ được ghi nhận tại giờ cao điểm là 14 độ C kèm theo mưa nhỏ. Nhiều người đã cố gắng đi sớm hơn thường lệ để tránh ùn tắc, nhưng đến các nút giao lại vẫn là cả hàng dài xe cộ trước mặt, ùn cục bộ.
Nhiều tuyến đường khác vào các thời điểm khác nhau trong ngày cũng không tránh khỏi tình trạng ùn tắc kéo dài, như ở phố Nguyễn Trãi, Trần Duy Hưng, Tố Hữu, Vành đai 3, Hồ Tùng Mậu…. Trên hệ thống 32 camera bố trí tại các nút giao trọng điểm, đa số các tuyến đường đều vất vả khi di chuyển.
Tại đường Hồ Tùng Mậu Cầu Giấy, hướng đi đường Xuân Thủy, ngoài mưa gió, trời lạnh, cùng với công trường đang thi công, nên ngày bình thường đã dễ ùn. Thì trời mưa giá lạnh, lại càng làm khó lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại đây.
Dự báo đợt lạnh giá này còn kéo dài vào ngày nữa. Trong khoảng thời gian đó, lực lượng Cảnh sát giao thông ứng trực trên đường, ngoài nhiệm vụ điều tiết giao thông cũng sẽ chủ động giúp đỡ người dân khi cần thiết.
Khi buộc phải ở ngoài trời rét
Hà Nội bất ngờ chuyển mưa rét cũng khiến người lao động ngoài đường vất vả gồng mình với thời tiết khắc nghiệt để mưu sinh. Việc di chuyển, buôn bán trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, nhiều người lao động tự do vẫn miệt mài chờ khách để mong có thêm thu nhập.
Vào lúc 9 giờ sáng tại nút giao Chùa Láng - Nguyễn Chí Thanh, mưa phùn kèm nhiệt độ giảm sâu khiến giao thông trở nên ùn ứ hơn so với ngày thường. Với công việc phải đi giao hàng từ 5 giờ sáng. Ngoài việc trang bị áo mưa để giảm bớt cảm giác lạnh và tránh cơn mưa nặng hạt. Anh Xuân cũng dần thích nghi với việc dầm mưa và buốt lạnh hết cả tay.
Nếu có lựa chọn, chắc hẳn nhiều người sẽ mong có điều kiện làm việc trong căn phòng ấm áp, được gọi ship đồ tận nơi. Còn với những người giao hàng này, công việc bán sức khỏe là thế. Trời lạnh vất vả, nhưng bù lại, đơn hàng lại nhiều lên so với thường ngày. Vì thế, nhiều shipper cố gắng mặc nhiều áo hơn, kín gió hơn, để làm việc.
Giá rét ảnh hưởng tới nhịp sống của một số quốc gia trên thế giới
Tại Trung Quốc, đất nước tỷ dân cũng đang đón đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa Đông. Cơ quan khí tượng nước này đã phát đi cùng lúc ba cảnh báo về rét đậm, bão tuyết và gió mạnh.
Đài Khí tượng Trung ương Trung Quốc đã đồng loạt phát đi cảnh báo bão tuyết và gió lớn màu xanh, sau khi dự báo do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, từ 8h ngày 21/1 đến 20h ngày 23/1, nhiều khu vực ở Trung Quốc từ miền Bắc, Đông Bắc đến Tây Bắc, đặc biệt là hầu hết khu vực phía Nam, nền nhiệt sẽ giảm từ 8°C-10°C, một số nơi có thể giảm tới 12°C-16°C. Đến ngày 23/1, nền nhiệt thấp nhất 0°C sẽ di chuyển xuống phía Nam đến tận phía Bắc Quảng Tây và Quảng Đông.
Khu vực miền Nam Trung Quốc sẽ đón đợt tuyết rơi lớn nhất và mạnh nhất trong mùa Đông này. Hàng loạt các tỉnh thành như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Bắc, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và cả khu vực Đông Bắc Quảng Tây sẽ có tuyết lớn đến bão tuyết, đặc biệt một số khu vực miền Trung và miền Tây Hồ Nam cùng miền Đông Quý Châu có thể xảy ra bão tuyết lớn. Lượng tuyết rơi phổ biến ở mức từ 5-15 mm, có nơi lên tới 20-30 mm. Đây là đợt giá rét đầu tiên trong năm 2024 ở Trung Quốc. Dự kiến, đợt lạnh này sẽ kéo dài đến cuối tháng Giêng.
Còn theo hãng tin Yonhap, chính quyền tỉnh Gangwon của Hàn Quốc đã phải kích hoạt các phương án khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho người tham gia Thế vận hội Olympic thanh niên mùa Đông và người dân khi tuyết rơi dày bất ngờ đổ xuống tỉnh đăng cai sự kiện thể thao này.
Cục Khí tượng Hàn Quốc cho biết thành phố Gangneung của nước này đã hứng chịu lượng tuyết rơi dày đến 28 cm, trong khi thành phố Samcheok lân cận phủ trong lớp tuyết dày 25,8 cm. Trước tình hình này, chính quyền tỉnh Gangwon đã quyết định kích hoạt chế độ khẩn cấp cấp 1 và thực hiện các biện pháp ứng phó cần thiết bằng cách huy động 5.620 nhân viên và 693 thiết bị dọn tuyết.
Thời tiết khắc nghiệt đã khiến ban tổ chức Thế vận hội Olympic thanh niên mùa Đông điều chỉnh lịch thi đấu một số môn, đồng thời yêu cầu các vận động viên theo dõi trang web chính thức để cập nhật thông tin liên quan đến lịch thi đấu.
Siêu bão Man-yi ngày hôm nay (18/11) sẽ đi vào Biển Đông với cường độ cấp 12, giật cấp 15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc ứng phó với bão Man-yi.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khoẻ của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, vừa được nhận giải thưởng Ramon Magsaysay (được xem là giải thưởng Nobel châu Á).
Sau nhiều lần “đánh lừa” người dân Thủ đô thì sáng sớm 18/11, gió mùa Đông Bắc đã chính thức tràn về. Lúc này khi ra ngoài trời, chúng ta có thể cảm nhận được cảm giác se lạnh, có gió nhẹ, sương dày đặc.
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Hà Nội (MRB) cho biết, theo quy hoạch, Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt đô thị số 2 với lộ trình: Khu đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo - Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Bưởi - Nội Bài - Sóc Sơn.
Tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất tăng mức xử phạt lỗi người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ từ 800.000 - 1 triệu đồng lên tới 4 - 6 triệu đồng.
0