Những người gìn giữ hồn xưa của Hoàng thành

Một ngày làm việc của những người lao động tại Hoàng thành Thăng Long bắt đầu từ sáng sớm. Mỗi người một việc song đều phải hoàn tất trước 8h để khu di tích đặc biệt này luôn ở trong trạng thái trang nghiêm, sạch đẹp nhất để đón chào du khách bốn phương.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Hoàng thành Thăng Long là di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm, biến đổi, Hoàng thành Thăng Long ngày nay là quần thể di tích đáng tự hào của dân tộc khi chứa đựng giá trị lịch sử to lớn. Di tích sở hữu các công trình kiến trúc đồ sộ, quy mô và nhiều hoạt động hấp dẫn, giúp mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm ý nghĩa trong chuyến du lịch Hà Nội.

Vì ý nghĩa đó, mỗi một người đang làm việc tại Hoàng thành, dù ở vị trí nào cũng đều cố gắng với trách nhiệm cao nhất để góp phần gìn giữ những nét đẹp của lịch sử.

Bất kể trời nắng hay mưa, những người làm công việc giữ gìn nét xanh, sạch, đẹp cho khu Hoàng Thành đều cố gắng để hoàn thành phần việc trước khi mở cửa đón khách.
Hiện có khoảng 30 người đang làm việc Hoàng thành, trong đó, nhiều người ở ngoại tỉnh, nhiều người ở Hà Nội, nhiều người đã có tuổi, nhiều người còn trẻ,.. nhưng đã chọn lựa công việc này.
Những người phụ nữ phụ trách quét dọn...

Còn nhóm những người đàn ông làm công việc cắt tỉa, chỉnh trang không gian cây cối.
Trước 8h sáng, mọi công việc gần như phải hoàn tất để sẵn sàng đón du khách tới tham quan.
Hoàng Thành sẵn sàng trong một tư thế tươi mới nhất, trang nghiêm nhất, đẹp đẽ nhất để đón chào các du khách bốn phương.

Mỗi một du khách ghé đến Hoàng thành đều có những cảm xúc riêng, ấn tượng riêng. Nhưng để có những xúc cảm đẹp ấy, một phần là nhờ những con người bình thường, giản dị đang hàng ngày lặng lẽ làm công việc gìn giữ những nét đẹp của lịch sử.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.