Những người giữ hồn làng Lại Đà

Lại Đà là một trong bốn làng của xã Đông Hội, huyện Đông Anh - ngoại thành Hà Nội, thuộc xứ Kinh Bắc, phủ Từ Sơn trước kia. Truyền thuyết kể rằng, làng xuất hiện đồng thời với Kinh thành Cổ Loa. Từ một ngôi làng ven đô ngày nào, Lại Đà hôm nay đang đổi thay từng ngày, vươn mình lên phố.

Từ xa xưa, Lại Đà đã là một làng tổ chức chặt chẽ, quy củ với việc lập hệ thống thủy lợi, kênh mương tưới tiêu, kết hợp vận tải thủy từ làng ra đồng rất hiệu quả. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao, thu nhập của người dân trong làng luôn cao hơn các vùng xung quanh.

Cụ Vương Khắc Tăng, người dân thôn Lại Đà cho biết: "Từ một vùng đất đồng chiêm trũng, từ xa xưa, người dân đã tổ chức đào một con luồng từ phía Bắc vòng về phía Nam và đi vào giữa làng, tạo ra một đường giao thông thủy: mùa vụ cấy phục vụ chở mạ, chở phân, mùa gặt thì phục vụ chở lúa về bến để đưa về làng. Đồng thời, vào mùa mưa, con luồng này trở thành một công trình thoát nước; còn vào mùa cạn lại thành nơi cấp nước để phục vụ sản xuất vụ chiêm".

Lại Đà là một trong bốn làng của xã Đông Hội, huyện Đông Anh - ngoại thành Hà Nội, thuộc xứ Kinh Bắc, phủ Từ Sơn trước kia.

Trải qua thời gian và những cuộc chiến ác liệt, làng Lại Đà vẫn giữ gần như nguyên vẹn những nét xưa cũ của một ngôi làng cổ ở ngoại thành Hà Nội, với những di tích lịch sử cách mạng, hầm nuôi giấu cán bộ thời kỳ tiền khởi nghĩa, hệ thống hào chiến đấu chui qua các ngõ xóm, sân vườn tạo thành lối liên thông an toàn để du kích có thể di chuyển linh hoạt.

Đặc biệt, cụm di tích kiến trúc nghệ thuật Lại Đà, gồm: ngôi Đình thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền, chùa Cảnh Phúc và Miếu thờ Thánh mẫu Tiên Dung đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích Quốc gia vào ngày 5/9/1989.

Tất cả đã trở thành niềm tự hào của người dân Lại Đà cũng như những người cao tuổi đang từng ngày gìn giữ hồn cốt cho ngôi làng. Cụ Vương Khắc Tăng, người dân thôn Lại Đà cho biết: "Đình thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền - Trạng nguyên đầu thế kỷ XIII đời nhà Trần, được lập nên ngay sau khi Trạng nguyên Nguyễn Hiền mất, tính đến nay đã được hơn 700 năm".

Năm 1989, cụm di tích kiến trúc nghệ thuật Lại Đà được công nhận là Di tích Quốc gia, từ đó người dân thôn Lại Đà càng thấy được trách nhiệm phải giữ gìn, bảo quản và trông nom để bảo tồn di tích cho muôn đời sau.

Cũng từ năm 1989, ngôi đình đã nhiều lần được tu bổ, tôn tạo tốt hơn nhờ vào công sức đóng góp của những người dân trong làng, đó chính là tình cảm và trách nhiệm của người dân Lại Đà với di tích của làng mình, cụ Vương Khắc Tăng cho biết thêm.

Trải qua thời gian và những cuộc chiến ác liệt, làng Lại Đà vẫn giữ gần như nguyên vẹn những nét xưa cũ của một ngôi làng cổ ở ngoại thành Hà Nội.

Theo lệ từ xưa truyền lại, cứ vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, người dân làng Lại Đà lại tới Đình thắp hương nhằm giữ nét đẹp văn hóa của làng.

Vào ngày hội làng, người dân Lại Đà từ khắp tứ xứ lại trở về làng để tham dự vào lễ hội lớn nhất trong năm của làng. Từ sáng tinh mơ, những người cao tuổi đại diện cho làng có mặt tại Đình để làm lễ cúng Thành hoàng làng và thực hiện những nghi thức đã được truyền lại từ nhiều đời nay.

Những điều thiêng liêng đã được các thế hệ người cao tuổi trong làng Lại Đà nuôi dưỡng, gìn giữ.

Không chỉ mang ý nghĩa giáo dục, gắn kết cộng đồng, về với hội làng, mỗi người dân Lại Đà đều cảm nhận được rất rõ nét đẹp của hồn làng, hồn quê trong đó. Những điều thiêng liêng đã được các thế hệ người cao tuổi trong làng nuôi dưỡng, gìn giữ.

Hội làng cũng là dịp để mọi người cầu mong Thành hoàng làng trợ giúp cho những người con của Lại Đà, dù đi đâu cũng gặp bình an, cuộc sống mỗi gia đình đều được ấm no, xóm làng yên vui, hạnh phúc.

Những bản sắc phong Lại Đà hôm nay đang đổi thay từng ngày, từ một ngôi làng ven đô ngày nào, giờ đang vươn mình lên phố.

Lại Đà hôm nay đang đổi thay từng ngày, từ một ngôi làng ven đô ngày nào, giờ đang vươn mình lên phố. Những người dân Lại Đà nói chung và những người cao tuổi của thôn nói riêng luôn mong muốn: hòa cùng với sự phát triển chung của Hà Nội và cả nước, ngôi làng Lại Đà vẫn không bị phai nhạt đi những nét đẹp văn hóa truyền thống quý giá đã được gìn giữ qua bao đời nay, để bất kỳ ai đi xa tìm về vẫn thấy hồn làng ở đó.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm “Hình đồng đất Việt - Ký ức Đông Sơn” đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ, nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.

Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".

Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.

Đã từ lâu, đối với người dân Việt Nam khi nói đến hồ Gươm là lại nhớ đến tháp Rùa, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đây không chỉ là những điểm đến hấp dẫn gắn liền với văn hóa và lịch sử của người Hà Nội mà còn là nơi tham quan và thư giãn lý tưởng.