Những nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con vùng lũ

Cứu trợ cho người dân vùng lũ trong lúc nguy cấp là điều rất cần thiết và được khuyến khích. Tuy nhiên việc cứu trợ, ủng hộ, tặng quà gì thực sự cần thiết là điều rất quan trọng. Dưới đây, Đài Hà Nội xin liệt kê một số nhu yếu phẩm, đồ dùng cần thiết.

Những ngày vừa qua, các tổ chức từ thiện, đoàn thể và các cơ quan chức năng đã phát động nhiều chiến dịch quyên góp, cứu trợ khẩn cấp cho đồng bào vùng lũ. Tại một số địa phương, nhiều người dân cũng đã tự nguyện tổ chức các chuyến xe mang những phần quà đến trao tận tay người dân vùng lũ như mì gói, nước mắm. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao trong suy nghĩ, quan niệm của nhiều người, cứ hễ đi hỗ trợ, từ thiện, giúp đỡ người dân bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi thiên tai lại luôn nghĩ ngay đến mỳ tôm? Loại thực phẩm này đâu phải là thứ đồ thiết yếu buộc phải có trong những chuyến hàng cứu trợ. Để hoạt động sẻ chia, "tương thân tương ái" của cộng đồng được hiệu quả hơn, Đài Hà Nội xin tổng hợp  ý kiến độc giả và liệt kê một số nhu yếu phẩm thiết thực, đồ dùng cần thiết sau.

Lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái tiếp tế nhu yếu phẩm cho nhân dân khu vực bị cô lập do mưa lũ. Ảnh: QĐND.

1. Thực phẩm: Nước sạch, bánh ngọt, lương khô, sữa, hoa quả như chuối, bánh mỳ, đồ thịt cá hộp chế biến bảo quản được lâu, ruốc, mắm tép, cơm nắm muối vừng.

2. Thuốc men không kê đơn: Dầu gió, thuốc trị nấm ngoài da, thuốc đau bụng...

3. Sản phẩm vệ sinh: Xà phòng tắm, xà phòng giặt, dung dịch vệ sinh phụ nữ, băng vệ sinh...

4. Trang phục: Ủng để chân không ngâm nước, quần áo người lớn và trẻ em, chăn màn.

5. Đồ bảo hộ: Xuồng, áo phao, đèn pin.

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết tính đến 14h30 ngày 10/9, bão và hoàn lưu bão số 3 (Yagi) gây mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh, thành phố miền Bắc, trong đó có Hà Nội, làm 87 người chết, 70 người mất tích.

Ngoài thiệt hại về người, lũ lụt còn gây tổn thất lớn về kinh tế. Hàng trăm hecta lúa và hoa màu bị ngập úng, mất trắng. Nhiều công trình xây dựng, nhà cửa bị lũ cuốn trôi, khiến người dân mất nơi cư trú. Các tỉnh như Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái,... cũng đang đối mặt với những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và nông nghiệp.

Dự báo thời tiết cho thấy tình hình mưa lũ sẽ còn tiếp diễn trong những ngày tới, làm tăng nguy cơ xảy ra thêm các trận lũ quét và sạt lở đất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.