Những nút thắt trong nâng hạng thị trường chứng khoán
Ngoài những điều kiện còn thiếu theo tiêu chuẩn của tổ chức xếp hạng nước ngoài, việc hệ thống KRX vẫn chưa thể đi vào hoạt động cũng là một nút thắt.
Ngày 21/4, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phát đi thông báo khẩn sẽ chính thức vận hành hệ thống KRX vào ngày 2/5.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn hoả tốc chưa chấp thuận đề nghị của HOSE do chưa đủ cơ sở. Như vậy, sau 12 năm, hệ thống KRX lại tiếp tục lỡ hẹn.
Mặc dù không trực tiếp thay đổi để đảm bảo thị trường đạt các tiêu chí, nhưng hệ thống KRX về bản chất sẽ giúp nâng cao chất lượng của thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp thị trường đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng của các tổ chức xếp hạng thế giới.
Hình thức mua bán, giao dịch chứng khoán trong ngày, hình thức bán khống, những hình thức này tạo tiền đề quan trọng trong việc thị trường chứng khoán Việt Nam đạt điều kiện nâng hạng.
Ông Đỗ Minh Đức – Giám đốc Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư – Công ty CP Chứng khoán APG.
Bên cạnh yếu tố hệ thống KRX, việc nâng hạng thị trường của Việt Nam vẫn gặp vướng do chưa đạt một số tiêu chí.Theo đánh giá của tổ chức xếp hạng thế giới MSCI và FTSE Russell, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đạt 7/9 tiêu chí. Còn 2 tiêu chí cần hoàn thiện là ký quỹ trước giao dịch nhà đầu tư nước ngoài và tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Ủy ban Chứng khoán đã trình Bộ Tài chính để xin phép sửa đổi một số thông tư liên quan đến việc những nhà đầu tư nước ngoài sẽ không phải áp dụng một số luật, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam dễ dàng hơn.
Ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan, lấy ý kiến của các tổ chức nước ngoài để thúc đẩy quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi theo mục tiêu, kế hoạch đề ra; trình Bộ Tài chính đề xuất, sửa đổi bổ sung một số văn bản, trước mắt không yêu cầu ký quỹ 100% bằng tiền đối với nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo hoạt động nước ngoài, hoạt động thanh toán.
Bên cạnh đó, nỗ lực đưa hệ thống KRX đi vào hoạt động khi sàn HOSE đã sẵn sàng. Khi đó, tốc độ xử lý lệnh lớn trong ngày, giao dịch T+0... dòng tiền vào thị trường chứng khoán dự kiến sẽ tăng 50-70%. Đây chính là bước đột phá để hút dòng tiền trên thị trường tài chính phục vụ quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Thị trường chứng khoán là kênh hút vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
VN-Index không chỉ rời xa ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.300 điểm mà còn lùi về dưới 1.250 điểm - mốc thấp nhất trong tháng. Thị trường đang trải qua giai đoạn suy yếu rõ rệt khi lực cầu không đủ mạnh để cân bằng áp lực bán ra ngày càng lớn.
Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.
Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.
Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?
Bất chấp những thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý III.
0