Những 'ông lớn' kiểm toán Deloitte, KPMG, E&Y không còn chuẩn mực?

Tòa án nhân dân TP.HCM đã đề nghị Bộ Công an điều tra làm rõ hành vi, vai trò và trách nhiệm của những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới gồm Deloitte, KPMG, Ernst & Young Việt Nam khi đưa ra những số liệu sai lệch khi kiểm toán ngân hàng SCB và liên quan đến Vạn Thịnh Phát .

Vụ án Vạn Thịnh Phát đã chấm dứt giai đoạn 1 khi các bản án thích đáng đã được tuyên. Thế nhưng mọi việc chưa chấm dứt. Tòa án nhân dân TP.HCM đã đề nghị Bộ Công an điều tra làm rõ hành vi, vai trò và trách nhiệm của những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới gồm Deloitte, KPMG, Ernst & Young Việt Nam khi đưa ra những số liệu sai lệch trong quá trình kiểm toán ngân hàng SCB và liên quan đến Vạn Thịnh Phát.

---

Từ năm 2012 cho đến năm 2020, Ngân hàng SCB đã thuê ba hãng kiểm toán lớn thuộc nhóm "Big 4" danh tiếng hàng đầu thế giới, gồm Ernst & Young Việt Nam, Deloitte Việt Nam và KPMG Việt Nam làm kiểm toán độc lập hàng năm. Cụ thể:

Từ 2012 đến 2016, Ernst & Young Việt Nam là đơn vị kiểm toán cho ngân hàng này.

Sau đó, SCB đổi công ty kiểm toán sang Deloitte Việt Nam trong 3 năm, 2017-2019.

Từ năm 2020, công việc này được giao cho KPMG Việt Nam.

“Các tổ chức tín dụng thường thuê những đơn vị kiểm toán uy tín để kiểm tra báo cáo tài chính hằng năm. Các đơn vị này sẽ chỉ ra nhưng lỗ hổng, sai phạm của ngân hàng và ngân hàng có trách nhiệm nghe theo những khuyến nghị này để cung cấp một bản báo cáo tài chính thường niên chuẩn xác”

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia tài chính ngân hàng

Trong một thập kỷ, ba hãng kiểm toán đều đưa ra ý kiến chấp nhận báo cáo tài chính của SCB và không cho thấy những điểm bất thường nào về tình hình tài chính của ngân hàng. Nói một cách ngắn gọn: hoạt động tài chính của SCB là bình thường.

Nhưng sự bất thường đã được thể hiện ra theo kết luận điều tra của Bộ Công an liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát, ngân hang SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan. Sự khác biệt cơ bản nhất trong kết luận của cơ quan điều tra và của các công ty kiểm toán nằm ở những số liệu.

Với Deloitte Việt Nam, trong báo cáo tài chính năm 2017, kiểm toán viên của công ty này đánh giá: Báo cáo tài chính hợp nhất của SCB là TRUNG THỰC và HỢP LÝ, NHẤT QUÁN.

Thế nhưng theo kết luận điều tra, thực trạng tài chính tại SCB đã rất xấu từ tháng 6/2017, Ngân hang báo cáo KHÔNG TRUNG THỰC. Nếu tính đúng, tính đủ thì vốn chủ sở hữu âm hơn 22.000 tỷ đồng, lợi nhuận âm hơn 35.000 tỷ đồng.

Với KPMG Việt Nam, tại báo cáo bán niên 2021, ông lớn này đánh giá: Chúng tôi không thấy có vấn đề gì khiến chúng tôi cho rằng báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ đã không phản ánh trung thực và hợp lý. Thời điểm đó, trên sổ sách, SCB vẫn có vốn chủ sở hữu gần 22.000 tỉ đồng, lãi sau thuế sáu tháng đạt 453 tỉ đồng.

Thế nhưng, sau khi Bộ Công an khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10-2022, thì chính KPMG Việt Nam ban hành Báo cáo kiểm toán độc lập, phát hành tháng 5/2023, trong đó có nội dung: Tại thời điểm 30/9/2022, Ngân hang SCB đã lỗ lũy kế gần 465.000 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu khoảng 444.000 tỷ đồng.

Nếu chỉ nhìn vào số liệu, cùng một công ty kiểm toán là KPMG Việt Nam, chỉ sau hơn 1 năm, đã khác nhau một trời một vực.

Cũng trong kết luận của Bộ Công an, năm 2017, những sự khác biệt trong kết quả điều tra so với báo cáo của SCB trong bảng dưới đây.

Báo cáo tài chính của SCBKết luận điều tra của Bộ Công an
Tỷ lệ nợ xấu là 0,61%Tỷ lệ nợ xấu của SCB là 20,92%

Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ CAR 10,06%

Tỷ trọng dư nợ cho vay
bất động sản/tổng dự nợ 55%

Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ CAR 10,06%

Tỷ trọng dư nợ cho vay
bất động sản/tổng dự nợ 62,95%

10 năm với sự tham gia của 3 công ty kiểm toán lớn mà không sai phạm lớn nào bị phát hiện. Nhưng chỉ sau vài tháng, cơ quan điều tra vào cuộc, kết quả kiểm toán lập tức cho thấy số lỗ lũy kế khổng lồ và khoản âm vốn chủ sở hữu đến gần nửa triệu tỉ đồng. 

Sự sai lệch số liệu khi các công ty này kiểm toán SCB với kết luận điều tra của Bộ Công an, rõ ràng không phải là điều bình thường. Vi phạm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã kéo dài, nhưng bằng một cách nào đó, sổ sách của SCB không hề có vết đen, dẫn đến tình trạng xã hội và nhà đầu tư có thông tin sai về tình hình tài chính và chấp hành pháp luật của SCB, Vạn Thịnh Phát. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến vi phạm pháp luật của Vạn Thịnh Phát và SCB ở quy mô lớn, không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Dư luận có quyền đặt ra câu hỏi về năng lực của 3 công ty kiểm toán hang đầu này. Và cũng có quyền đặt ra sự băn khoăn về tính minh bạch và độ tin cậy trong các báo cáo của 3 trong số 4 tên tuổi của làng kiểm toán.

Công ty kiểm toán KPMG Việt Nam một đơn bị được CSB thuê để thực hiện kiểm toán độc lập.

Tính đến ngày hôm nay, 17/4, ba hãng kiểm toán nãy vẫn chưa phản hồi về vụ việc. Trả lời PV Đài Hà Nội, đại diện của KPMG Việt Nam, cho biết hiện tại chưa thể thông tin gì về các hoạt động của công ty tại SCB. Còn trao đổi với báo Tuổi trẻ, một cựu lãnh đạo của Deloitte Việt Nam cho hay đơn vị kiểm toán dựa vào các số liệu, tài liệu ngân hàng và bên thứ ba cung cấp. Nếu các hồ sơ sai thì kiểm toán viên rất khó với cách kiểm tra thông thường, khi không có điều tra, thanh tra.

Cùng cần nói thêm rằng, theo quy định, trách nhiệm của công ty kiểm toán là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của doanh nghiệp dựa trên kết quả cuộc kiểm toán theo các chuẩn mực của kiểm toán Việt Nam. Không những phải tuân thủ chuẩn mực này, các công ty kiểm toán cũng phải đảm bảo các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

Theo TS Trần Phước Huy - Viện Ngân hàng - Tài Chính, Đại học Kinh tế Quốc dân: “Một báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu nhưng kiểm toán viên chấp nhận hoàn toàn thì đó là rủi ro của hoạt động kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải tìm hiểu về khách hàng, phải nhận diện được, đánh giá được rủi ro có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên luôn phải giữ thái độ hoài nghi nghề nghiệp, trung thực, độc lập”

Ngay sau khi vụ án Vạn Thịnh Phát kết thúc giai đoạn 1, HĐXX-TAND TPHCM đã đề nghị Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong quá trình điều tra vụ án giai đoạn 2 tiếp tục làm rõ vai trò, trách nhiệm của các công ty kiểm toán tại SCB và xử lý vi phạm nếu đủ căn cứ.

Đối với một vụ án kinh tế thông thường, nếu đơn vị kiểm toán được cơ quan điều tra xác định là vi phạm, thì trách nhiệm pháp lý của họ, đương nhiên không thể không bị truy cứu.

“Một công ty kiểm toán được xác định có sai phạm thì sẽ có hai hướng xử lý: xử lý dân sự nếu kiểm toán viên không đủ trình độ thẩm định và xử lý hình sự nếu có dấu hiệu móc ngoặc, thông đồng”

Luật sư Nguyễn Văn Hưng - Công ty Luật Phúc Khánh Hưng, Đoàn LS Hà Nội

Đại án Vạn Thịnh Phát là một vụ án phức tạp, dựa trên tính chất, thủ đoạn của các bị can lẫn thiệt hại cho nền kinh tế. Ngoài trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức – đã được thể hiện qua các bản án được tuyên, thì dư luận đang chờ sự vào cuộc làm rõ của cơ quan chức năng, xung quanh hoạt động, vai trò của các công ty kiểm toán hang đầu. Ernst & Young, Deloitte và KPMG Việt Nam là 3 trong 4 "big 4" kiểm toán lớn nhất thế giới, có uy tín lâu năm. Nhưng ở một vụ việc cụ thể như SCB, họ lại đang khiến dư luận nghi ngờ rất lớn về tính chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của mình. 

Thực hiện: Nhóm PV Kinh tế
Đồ họa: Thanh Nga

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, nắng nóng gay gắt ở cả ba miền đã làm cho tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục.

4 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút thêm gần 9,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Con số cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục được củng cố. Doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn vào dự án tại Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới (World Bank) cảnh báo giá năng lượng và các kim loại quan trọng khó có thể là động lực giúp lạm phát hạ nhiệt trong những năm tới.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 29/4, theo giờ Việt Nam, trên sàn giao dịch New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2024 ở mức 83,12 USD/thùng, giảm 0,73 USD trong phiên, và giảm 0,56 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 28/4.

Ðể ứng phó với tình trạng thiếu điện dự báo xảy ra trong năm 2024, ngay từ đầu hè, nhiều doanh nghiệp, các cơ quan chức năng đã có phương án điều chỉnh, thực hiện các giải pháp cắt giảm, tiết kiệm năng lượng để bảo đảm duy trì sản xuất.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, có hơn 15.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 8,4% so với tháng trước.