Những phong tục đón năm mới độc đáo trên thế giới

Bên cạnh pháo hoa và rượu vang đỏ, các quốc gia trên thế giới còn có phong tục riêng, độc đáo để chào đón một năm mới nhiều may mắn.

Nhật Bản: Rung chuông vào đêm giao thừa

Nghi lễ đón năm mới ở Nhật Bản được gọi là Oshogatsu. Vào ngày này mọi người dân đều được nghỉ lễ và họ sẽ cùng nhau đi mua đồ trang trí nhà cửa thật trang hoàng, lộng lẫy. Đặc biệt, người Nhật còn mua thêm những cành lá thông, tre và các sợi dây, treo trước cửa chính của ngôi nhà, với mục đích xua đuổi những linh hồn quỷ dữ.

Vào đêm giao thừa, tại các ngôi chùa trên khắp Nhật Bản, chuông được vang lên 108 lần, trong đó 107 lần vào đêm giao thừa và một lần khi đồng hồ điểm nửa đêm để xua đuổi tất cả 108 điều xấu xa ẩn náu trong tất cả chúng ta và tẩy sạch tội lỗi của năm trước. 

Đan Mạch: Ném những chiếc đĩa cũ và nhảy khỏi ghế

Tại Đan Mạch, vào đêm 31/12, người dân nước này thường ném những chiếc đĩa và kính cũ vào cửa nhà người thân và bạn bè với mong muốn xua đuổi những điều xui xẻo trong năm cũ. Người Đan Mạch quan niệm rằng người nhận được càng nhiều đồ sành sứ vỡ trước hiên nhà sẽ càng nhận được nhiều may mắn và chứng tỏ có nhiều bạn bè yêu quý.

Do đó, vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, khi mở cửa nhà và nhìn thấy đống bát đĩa vỡ, gia chủ vui vẻ và thích thú vì đó là dấu hiệu của một năm mới may mắn. Bên cạnh đó, người dân quốc gia Bắc Âu này còn nhảy khỏi chiếc ghế mình đang ngồi khi chuông đồng hồ điểm 12 tiếng. Hành động này mang ý nghĩa là sang năm mới, họ sẽ có một bước nhảy vọt, thành công hơn năm cũ.

Tây Ban Nha: 12 trái nho may mắn mừng năm mới 

Tại Tây Ban Nga, người dân quan niệm khi đồng hồ điểm 0h, đánh dấu thời khắc bước sang năm mới, nếu một người lần lượt ăn hết 12 quả nho sau 12 tiếng chuông ngân vang đại diện cho 12 tháng, họ có thể gặp may mắn trong năm mới.

Phong tục này có từ thế kỷ trước. Tuy nguồn gốc chính xác của nó hiện vẫn gây tranh cãi, nhưng theo một truyền thuyết, những người nông dân ở Alicante có vụ mùa bội thu vào năm 1909, nên họ đã nghĩ ra cách sáng tạo này để bán được nhiều nho.

Estonia: Ăn nhiều bữa trong đêm giao thừa

Ở Estonia, nhiều người tin rằng nên ăn 7, 9 hoặc 12 lần vào đêm giao thừa sẽ có được sức mạnh trong năm sau. Đây là những con số may mắn ở quốc gia này. Tuy phải ăn rất nhiều bữa, người Estonia sẽ không ăn hết hoàn toàn số thức ăn trong các đĩa. Một chút thức ăn sẽ được để lại bởi người dân tin rằng tổ tiên và các linh hồn sẽ đến thăm nhà vào đêm giao thừa và số thức ăn đó sẽ khiến họ vui vẻ.

Cộng hòa Séc: Bổ táo dự đoán tương lai

Tại Cộng hoà Séc, người dân có phong tục dự đoán tương lai trong năm mới dựa vào những quả táo. Vào đêm trước năm mới, người dân sẽ bổ quả táo làm đôi, hình dáng lõi quả táo sẽ tiên đoán tương lai của những người chứng kiến. Nếu lõi quả táo có hình ngôi sao, tất cả mọi người sẽ có sức khoẻ, hạnh phúc trong năm tiếp theo. Còn nếu lõi quả táo có hình chữ thập đồng nghĩa với việc sẽ có người trong năm tiếp theo có cuộc sống đầy thử thách.

Hy Lạp: Đập lựu trước cửa nhà

Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, quả lựu tượng trưng cho sự sống dồi dào, mùa màng phát đạt, do đó quả lựu được coi là vật may mắn trong văn hoá Hy Lạp ngày nay. Ngay sau đêm giao thừa, người Hy Lạp có phong tục đập một quả lựu trước cửa nhà – số lượng hạt lựu rơi ra sẽ tượng trưng cho số vận may trong năm tới.

Argentina: Cắt nhỏ giấy tờ, tài liệu cũ

Vào ngày cuối cùng của năm, người dân ở Buenos Aires cắt nhỏ các tài liệu và giấy tờ cũ để tượng trưng cho việc bỏ lại quá khứ. Vào khoảng giữa trưa, mọi người ném những mảnh giấy vụn từ cửa sổ của họ ra khắp thành phố trong một cơn mưa hoa giấy.

Peru: Đánh nhau để xóa bỏ hiềm khích đón năm mới

Nếu bạn đang đi bộ trên đường phố Peru trong dịp năm mới, đừng ngạc nhiên khi thấy ai đó đang đánh nhau, bởi vì người Peru ăn mừng năm mới theo cách này. Đánh nhau theo nhóm là việc làm hợp pháp tại địa phương trong mỗi dịp năm mới. Nếu chỉ nghe qua, ắt hẳn sẽ có nhiều người nghĩ rằng đón năm mới theo cách bạo lực như vậy là điều không nên làm.

Tuy nhiên, người Peru quan niệm rằng, việc chiến đấu với nhau trước thời điểm chuyển giao năm mới là cách họ cùng nhau trút bỏ hiềm khích cũ, xóa đi những nỗi đau và muộn phiền trong năm đã qua để chào đón một sự khởi đầu hạnh phúc và vui vẻ bên nhau. Mặt khác, cách đánh này cũng không hề đáng sợ, bởi những người tham gia chỉ sử dụng lực đánh nhẹ, không nhắm trúng đích để tránh gây đau đớn cho đối phương. Sau khi một hiệp đấu kết thúc, cả hai bên sẽ ôm nhau và chúc nhau thành công trong năm mới.

Chile: Ăn mừng giao thừa tại nghĩa trang

Tại Chile, lễ mừng năm mới không được tổ chức tại nhà thờ mà được tổ chức tại nghĩa trang. Việc tổ chức tại đây cho phép mọi người dành thời gian bên các thành viên gia đình đã khuất và chung vui giao thừa cùng với họ. 

Rumani: Lắng nghe động vật “tâm sự”

Còn ở Rumani, những người nông dân cố gắng “giao tiếp” với động vật của họ vào ngày đầu năm mới. Nếu thành công, họ sẽ gặp may mắn. Theo truyền thống, mọi người ăn mặc như gấu, dê và các động vật khác và đi dạo quanh khu phố, ghé thăm những người hàng xóm để lan truyền sự may mắn cũng như cổ vũ. Người dân trên toàn quốc mặc da gấu thật và nhảy múa khắp các đường phố để xua đuổi tà ma, mang lại một năm mới đầy may mắn cho thị trấn.

Nếu một vũ công hóa thân thành gấu xuất hiện trước cửa nhà, điều đó sẽ đặc biệt may mắn. Theo tín ngưỡng dân gian của người Romania, gấu mang tới sức khỏe, sự giàu có và hạnh phúc tới cho gia đình được ghé thăm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.