Những rủi ro khi mua hàng online

Mua sắm online đã trở thành thói quen của hàng triệu người tiêu dùng, nhưng vẫn còn nhiều rủi ro khi có thể nhận hàng không như mong đợi.

Là thành viên kim cương của một sàn thương mại điện tử hơn ba năm nay, nhưng chị Lưu Thu Hiền (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng không ít lần hậm hực khi nhận hàng thực tế khác xa trên mạng. Chị Hiền chia sẻ: “Một vài lần mình mua hàng cũng không được đúng ý tại vì màu khác với shop đăng. Nhận về cũng hơi bực mình. Nhiều khi shop phản hồi nhanh thì xử lý luôn cho mình được nhưng một số shop thì không xử lý. Mình mua về không dùng được, coi như bỏ xó luôn”.

Một lợi thế lớn của hàng hóa online chính là giá rẻ. Trung bình giá của cùng một mặt hàng được bán trên mạng sẽ rẻ hơn tầm 20-30% so với mua trực tiếp tại cửa hàng. Tuy nhiên, mức giá rẻ lại trở thành chiếc bẫy, dễ khiến người tiêu dùng ham rẻ mà sập vào, để rồi nhận về những món hàng không như quảng cáo.

Để củng cố niềm tin cũng như bảo vệ quyền lợi khách hàng, các sàn thương mại điện tử chính thống đang hoạt động tại Việt Nam như Shopee, Tiktok… đã thiết lập các chính sách đổi - trả - hoàn tiền cho khách. Theo đó, nếu như khách nhận hàng bị lỗi, hỏng, không giống hình, mặc không vừa, hay đơn giản là đổi ý không thích nữa, khách hoàn toàn có thể gửi khiếu nại, trả hàng và nhận lại tiền từ sàn. Thời gian hoàn hàng lên đến 15 ngày. Tuy nhiên, nếu khách hàng giao dịch qua các sàn không chính thống, sẽ không có ai đứng ra xử lý khiếu nại và khách hoàn toàn có thể chịu mọi rủi ro.

Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho biết: “Hội chúng tôi cũng như các địa phương nhận được rất nhiều khiếu nại của mọi người. Bình quân một năm phải 400-500 vụ. Người tiêu dùng Việt Nam khác hẳn người tiêu dùng ở các nước Âu Mỹ ở chỗ mọi người e ngại, ngại va chạm, ngại đưa vấn đề ra xử lý. Đó là một điểm chúng tôi nghĩ là chưa lành mạnh lắm của người tiêu dùng Việt Nam. Chúng tôi luôn duy trì khẩu hiệu là: Người tiêu dùng hãy lên tiếng! Lên tiếng để được Nhà nước, được các tổ chức xã hội đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”.

Một mối nguy khác khi mua hàng online là việc lộ thông tin cá nhân. Gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng xấu giả danh shipper giao hàng để lừa tiền khách hàng. Ban đầu, số tiền yêu cầu chỉ vài chục đến vài trăm nghìn đồng, nhưng ngay sau khi chuyển tiền, các đối tượng này sẽ gửi link hoặc yêu cầu những giao dịch khác, khiến khách mất thêm tiền trong tài khoản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại nhóm ba ngân hàng lớn gồm Vietcombank, VietinBank và BIDV vào cuối tháng 9 ở mức 175.596 tỷ đồng, giảm 40% so với quý liền trước, tuy nhiên vẫn tăng so với đầu năm.

Kết quả khảo sát của hãng tin Reuters với khoảng 500 nhà kinh tế cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì tốc độ mạnh mẽ trong năm 2025, khi các ngân hàng trung ương lớn thực hiện một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vững mạnh.

Quý III năm 2024, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 860 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất, Vietnam Airlines đạt doanh thu 26.830 tỷ trong quý III, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mua sắm online đã trở thành thói quen của hàng triệu người tiêu dùng, nhưng vẫn còn nhiều rủi ro khi có thể nhận hàng không như mong đợi.

Facebook chính thức ra mắt một tính năng gắn giỏ hàng trực tiếp trên livestream, không chỉ thuận tiện cho người bán mà còn giúp người xem có thể mua sản phẩm ngay trên livestream mà không cần phải rời khỏi nền tảng, tạo ra một môi trường mua sắm linh hoạt và hấp dẫn hơn.

Thị trường chứng khoán trong nước ngày 1/11 đã chứng kiến một phiên giao dịch đầu tháng, cuối tuần giảm đột ngột, về sát mốc 1.250 điểm.