Những sự cố của dòng máy bay tai tiếng Boeing 737 Max
737 MAX là dòng máy bay phản lực thân hẹp một lối đi được phát triển bởi hãng Boeing. Đây là phiên bản thế hệ thứ tư của dòng 737 Next Generation của hãng với thay đổi chính là sử dụng động cơ CFM International LEAP-1B lớn hơn và hiệu quả hơn cùng với một số điều chỉnh ở phần mềm điều khiển máy bay. Tính đến ngày 31/3/2016, Boeing đã nhận được hơn 3.090 đơn đặt hàng cho dòng máy bay này. Đây cũng là dòng máy bay bán chạy nhất của Boeing vào thời điểm đó. Chuyến bay thương mại đầu tiên của 737 MAX được thực hiện bởi hãng hàng không Malindo Air vào ngày 22/5/2017.
Boeing đặt mục tiêu thống lĩnh, làm mưa làm gió trên thị trường bằng loại máy bay hiện đại và tiết kiệm nhiên liệu. Giá rẻ, chi phí bảo dưỡng thấp, lại chở được nhiều khách hơn. Nó mang lại lợi nhuận tối đa cho các hãng. Tuy nhiên không giống như chiến lược đó, Boeing 737 MAX có số phận rất hẩm hiu khi trong vòng khoảng 5 tháng vào cuối năm 2018 và đầu 2019, hai vụ tai nạn thảm khốc khiến 346 người thiệt mạng đều có liên quan đến 737 MAX.
Ngày 29/10/2018, chiếc máy bay Boeing-737 Max 8 của hãng hàng không Lion Air thực hiện lộ trình bay từ Thủ đô Jakarta đến Pangkakpinang đã rơi xuống biển. Toàn bộ 189 người trên máy bay bao gồm hành khách và phi hành đoàn đều thiệt mạng.
Chưa đầy 5 tháng sau, vào ngày 10/3/2019, một chiếc Boeing 737 Max 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines đã gặp nạn, khi đang chở 149 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn. Chỉ sau 6 phút cất cánh, chiếc máy bay này đã mất liên lạc. Tất cả 157 hành khách đến từ hơn 30 quốc gia khác nhau, trong đó có ít nhất 19 thành viên Liên hợp quốc đều thiệt mạng.
Hai thảm kịch trên, không chỉ làm dấy lên nghi vấn về độ an toàn của dòng máy bay hiện đại nhất này, mà còn là đòn giáng mạnh vào uy tín hơn 100 năm của “Người khổng lồ” trong lĩnh vực chế tạo máy bay, đẩy Boeing vào cuộc khủng hoảng lòng tin nghiêm trọng. Ngay sau vụ tai nạn của Ethiopian Airlines, Cơ quan quản lý hàng không Liên bang Mỹ (FAA) ra lệnh tạm ngừng hoạt động đối với Boeing 737 MAX, hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã cấm loại máy bay trên hoạt động trên không phận, nhiều hãng hàng không đã quay lưng với dòng máy bay này.
Boeing đã buộc phải ra quyết định ngừng sản xuất máy bay 737 MAX từ tháng 1/2020. Sau lệnh cấm kéo dài 20 tháng, ngày 2/12/2020, Boeing 737 MAX quay lại bầu trời trong chuyến bay thử do American Airlines thực hiện sau khi khắc phục lỗi liên quan tới hệ thống tăng cường tính năng điều khiển bay (MCAS) từng dẫn đến hai vụ tai nạn khiến hàng trăm người thiệt mạng hồi năm 2018 và 2019.
Tưởng rằng số phận của 737 MAX sẽ sang trang mới nhưng ngay khi thực hiện những chuyến bay thương mại đầu tiên sau lệnh cấm, lỗi kỹ thuật liên tục xảy ra.
Ngày 22/12/2020, một máy bay Boeing 737 MAX 8 của Air Canada gặp sự cố khi đang trên đường từ bang Arizona, Mỹ, tới thành phố Montreal, Canada. Ngay sau khi cất cánh, phi công phát hiện tín hiệu cảnh báo và quyết định tắt một động cơ để đảm bảo an toàn. Phi cơ chuyển hướng và hạ cánh xuống thành phố Tucson, bang Arizona.
Ngày 5/3/2021, American Airlines hãng hàng không đầu tiên tại Mỹ phục hồi các chuyến bay trên dòng Boeing 737 MAX đã gặp sự cố do trục trặc hỏng động cơ giữa trời. Khi phát hiện, phi công đã quyết định tắt một động cơ và điều khiển máy bay tiếp đất an toàn, không có ai bị thương.
Tháng 4 năm 2021, Boeing tạm dừng giao hàng 737 MAX sau khi một phần đội bay gặp sự cố về điện.
Tháng 10 năm 2022, Cơ quan quản lý hàng không Liên bang Mỹ thông báo với Boeing rằng một số tài liệu quan trọng được gửi trong quá trình đánh giá chứng nhận 737 MAX 7 là chưa đầy đủ và những tài liệu khác cần được đánh giá lại.
Tháng 4 năm 2023, Boeing tạm dừng giao 737 MAX để giải quyết vấn đề chất lượng của nhà cung cấp mới liên quan đến các phụ kiện không tuân thủ.
Và vào những ngày cuối năm 2023, toàn bộ 1.370 máy bay 737 Max đang vận hành trên toàn cầu bị yêu cầu kiểm tra vấn đề kỹ thuật trên vì một đai ốc. Trong quá trình bảo dưỡng định kỳ, hãng hàng không giấu tên đã phát hiện một bu lông ở bộ phận nằm tại đuôi máy bay bị mất đai ốc. Ngoài ra, hãng này cũng phát hiện bu lông ở vị trí tương tự trên một máy bay khác chưa được bàn giao cũng không được lắp chặt đúng quy chuẩn. Bộ phận nằm ở đuôi máy bay này có vai trò kiểm soát và ổn định máy bay trong quá trình vận hành. Ngày 28/12, Cơ quan quản lý hàng không Liên bang Mỹ cho biết quá trình kiểm tra máy bay liên quan tới sự cố này có thể kéo dài khoảng hai giờ nhằm xác định liệu bu lông tại bộ phận nằm ở đuôi máy bay có bị lỏng hay không.
Và gần đây nhất là sự cố của Alaska Airlines. Những sự cố xảy ra với Boeing 737 MAX liên tục dấy lên lo ngại về tính an toàn của dòng máy bay này. Nhiều nước dừng khai thác Boeing 737 MAX 9 sau sự cố bung cửa giữa không trung. Liệu dòng máy bay này có thể lấy lại niềm tin của khách hàng sau khi một loạt sự cố đã xảy ra?
Hãng hàng không Juneyao Airlines đã bắt đầu khai thác đường bay thẳng kết nối Hà Nội, TP.HCM và Thượng Hải, tạo thêm sự lựa chọn cho người dân.
Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội hiện đang trong giai đoạn thi công đoạn ngầm. Về công tác khoan hầm, tính đến ngày 9/12 đã đào được 665m và 440 vòng vỏ hầm đã được lắp đặt.
Trong tháng 12, Vietnam Airlines nhận thêm ba máy bay mới bao gồm một chiếc Boeing 787-10 Dreamliner và hai chiếc Airbus A320neo, đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Để đáp ứng nhu cầu di chuyển dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các hãng hàng không trong nước đã bổ sung thêm đội bay.
Từ phát minh đầu tiên với con tàu chạy trên đường ray bằng gỗ, tàu hỏa ngày càng được cải tiến, trở thành một trong những phương tiện giao thông quan trọng, tác động sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và công nghiệp toàn cầu.
Ngày nay, tàu hỏa đã trở thành một trong những phương tiện giao thông quan trọng và ngày càng phát triển với những con tàu tốc độ cao được ra đời. Tất cả những thành tựu đó được đặt nền móng từ một kỹ sư người Anh Richard Trevithick - là người chế tạo ra tàu hỏa chạy bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới.
0