Những thay đổi trong Luật Nhà ở về cải tạo chung cư cũ

Kế thừa và phát triển từ Luật Nhà ở 2014, Luật Nhà ở (sửa đổi) 2023 được đánh giá có những sửa đổi và bổ sung đáng kể, nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và phù hợp hơn với bối cảnh thực tế hiện nay trong vấn đề cải tạo chung cư cũ.

Điểm nổi bật trong những thay đổi này là việc điều chỉnh tỷ lệ đồng thuận cần thiết từ cộng đồng cư dân để phá dỡ các công trình, giảm từ yêu cầu 100% xuống còn 70% số chủ sở hữu tham gia vào quá trình lấy ý kiến và chỉ cần 75% trong số những người tham gia đồng thuận là có thể tiến hành tháo dỡ.

Bên cạnh đó, Luật mới cũng đã bổ sung quy định về hệ số K, một yếu tố quan trọng trong việc tính toán giá đất bồi thường. Hệ số này sẽ được các địa phương áp dụng một cách linh hoạt, tùy thuộc vào vị trí và giá trị đất, với khả năng điều chỉnh lên gấp đôi, thậm chí gấp ba, để phản ánh chính xác hơn giá trị thực của bất động sản. Từ đó, giữa doanh nghiệp và người dân sẽ có tiếng nói đồng bộ, thống nhất hơn.

Luật Nhà ở 2023 đã đưa ra phương án quy gom

Đặc biệt, Luật Nhà ở 2023 đã đưa ra phương án quy gom, gom những nhà chung cư cũ thấp tầng vào một vị trí, để xây dựng, cải tạo, trên cơ sở đó có thể tăng được diện tích cây xanh, diện tích kĩ thuật… đồng thời sẽ giúp người dân được tái định cư tại chỗ.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư bất động sản toàn cầu GP.Invest đánh giá, Luật Nhà ở 2023 đã đưa ra phương án quy gom, giúp thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia hơn.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, những điểm mới rất sáng trong Luật Nhà ở sửa đổi lần này là khi chung cư hết thời hạn sử dụng, kiểm định không thể tiếp tục sử dụng thì phải phá dỡ và các chính sách đi theo bắt buộc người dân phải tuân thủ. Các quy định về đền bù cũng rõ ràng hơn, bảo đảm lợi ích của các bên.

Đồng thời, Luật Nhà ở 2023 nhấn mạnh vào việc phân cấp và ủy quyền cho UBND cấp tỉnh trong việc phân công nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn. Các cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức lập kế hoạch bồi thường, tái định cư, quyết định về chủ trương đầu tư, chọn lựa chủ đầu tư, cũng như các kế hoạch di dời và phá dỡ các công trình, qua đó sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ, tạo bộ mặt đô thị khang trang.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ đề án triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030; trong đó, thông tin đáng lưu ý là về tiến độ giải ngân gói 140.000 tỷ đồng mới được 0,96%.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175 của Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Trên các diễn đàn, nhiều người chia sẻ bức xúc khi thấy những người khá giả đang sở hữu các căn hộ tại dự án nhà ở xã hội.

Theo Điều 29 và 30, Nghị định số 100 ban hành ngày 26/7/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8, thì để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, người có nhu cầu cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhà ở và thu nhập.

Chính phủ khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín thác đầu tư và các hoạt động liên danh, liên kết thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Đất đấu giá bị đầu cơ, nhiều lô đất ở ngoại thành bị để hoang hóa trong khi người dân có nhu cầu thực không thể tiếp cận. Còn ở ven đô, nhiều biệt thự triệu đô, nhà liền kề có giá cả chục tỷ cũng bị bỏ hoang. Một nguồn lực lớn đang bị đầu cơ, bộ mặt đô thị cũng trở nên nhếch nhác.