Những thầy giáo quân hàm xanh tâm huyết với trẻ vùng cao

Xã Trung Lý (huyện Mường Lát) là một trong những xã khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hóa. Nắm bắt được nghèo đói xuất phát từ trình độ dân trí còn thấp, nên đồn biên phòng Trung Lý đã phối hợp với các cấp chính quyền địa phương mở nhiều lớp xóa mù chữ cho bà con nơi đây.

Cùng với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc, giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Những thầy giáo quân hàm xanh còn tâm huyết gieo chữ giữa đại ngàn biên giới.

Lớp học xóa mù chữ tại bản Khằm 2, đều đặn duy trì vào buổi tối các ngày trong tuần. Hơn 19 giờ, tiếng í ới gọi nhau đi học, những ánh đèn pin từ cuối bản soi sáng con đường đất gập ghềnh tới lớp. Học viên của lớp xóa mù đa phần là phụ nữ, họ ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Mọi người đều có tinh thần ham học, muốn biết cái chữ, thích học phép tính, bởi giờ đây họ đã hiểu được vai trò thiết thực của cái chữ đối với đời sống hàng ngày.

Ban đầu, nhiều chị trong các bản ngại đi học do bận việc gia đình hoặc chồng con không ủng hộ. Nhiều người có tư tưởng tự ti, ngại tuổi tác. Trước những khó khăn thách thức đó, các chiến sỹ Bộ đội Biên phòng đồn Trung Lý đã trèo đèo lội suối đến từng nhà vận động, tuyên truyền cho dân bản hiểu rõ sự cần thiết phải đi học, giúp chị em biết đọc, biết viết, biết trồng cây ngô, cây lúa không sâu bệnh, đạt năng suất cao; nuôi con trâu, con bò, con lợn nhanh lớn; biết chữ để nuôi dạy con cái tốt, không bị kẻ xấu lừa gạt.

Từ những cách vận động rất gần gũi, thiết thực này, chị em đã tự tin, mạnh dạn đi học cái chữ.

Thượng tá Cao Văn Long, Chính trị viên Đồn Biên phòng Trung Lý cho biết: "Thông qua lớp học, đơn vị lồng ghép tuyên truyền đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; hướng dẫn anh, chị em trong lớp học cách phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, góp phần hạn chế dần và tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn".

Nhờ sự kiên trì của các chiến sỹ Đồn Biên phòng Trung Lý, con chữ đã đến với đồng bào Mông nơi đây. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ dân trí để bà con dân bản phát triển kinh tế gia đình. Bà con dân bản cũng không còn tin, không nghe theo những lời xúi giục của các đối tượng thù địch, góp phần đảm bảo  an ninh trật tự nơi biên giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.