Những tiết học đặc biệt tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cô giáo Trần Thị Thành – Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội chia sẻ: “Nghe tin Tổng Bí thư qua đời chúng tôi thương tiếc vô cùng. Là giáo viên chúng tôi thấy có trách nhiệm lớn trong việc giáo dục học sinh noi gương Tổng Bí thư để có một cuộc sống tử tế, tốt đẹp hơn”.
Những bức tranh với lời nhắn cảm ơn bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được các họa sĩ nhí không chuyên vẽ lên bằng tất cả tấm lòng của mình.
Chưa được gặp mà chỉ được nhìn, được nghe về Tổng Bí thư qua những trang sách nhưng các em hiểu tình yêu và sự hy sinh của ông qua sự phát triển, phồn vinh của đất nước.
Học sinh Nguyễn Công Toàn - Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho biết: “Bác từng nói thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh, điều này làm em cảm thấy dù bác là lãnh đạo cấp cao nhưng bác luôn dành sự quan tâm cho thế hệ trẻ chúng em và em thấy mình cần phải phấn đấu để giữ gìn những di sản mà bác để lại”.
Để tưởng nhớ, tri ân tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại mỗi trường học bằng nhiều hoạt động khác nhau nhưng cùng hướng về ông với tình cảm chân thành, tiếc thương.
Những câu chuyện xúc động về Tổng Bí thư đã trở thành những bài học đạo đức sống động cho mỗi học sinh.
“Làm gì đây cho đời thêm ý nghĩa
Năm cuối cùng của thời học phổ thông
Hay cứ để cuộc đời trôi lặng lẽ
Theo thời gian tẻ ngắt, lạnh lùng?”
Bài thơ “Năm cuối cùng của đời học phổ thông” do chính Tổng Bí thư viết lúc sinh thời với hoài bão của tuổi 18 đôi mươi, như mục tiêu được bước tiếp, đi xa, và giờ cũng trở thành lời nhắc nhở với những thế hệ học sinh cần nỗ lực phấn đấu cho ước mơ của mình.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".
Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
0