Những tín hiệu tích cực với kinh tế Nga

Bất chấp những lệnh trừng phạt của các nước phương Tây, nền kinh tế Nga vẫn đứng vững trong năm 2022. Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng nhận định, Nga sẽ tránh được suy thoái và cơ quan này đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng từ mức giảm 2,2% hồi năm 2022 lên tăng trưởng dương 0,3% trong năm 2023.

Báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga nêu rõ, nợ nước ngoài của quốc gia này trong năm 2022 đã giảm 21,1%, tương đương 101,8 tỷ USD, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2007. Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, nợ nước ngoài giảm chủ yếu nhờ thanh toán các khoản vay, bao gồm cả trong khuôn khổ quan hệ đầu tư trực tiếp và giảm nợ trái phiếu chính phủ.

Ngoài ra, thặng dư tài khoản vãng lai của Nga trong cán cân thanh toán năm 2022 đạt mức 233 tỷ USD, tăng gần gấp đôi con số của năm 2021.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định, tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục và tiền lương thực tế cao hơn là bằng chứng cho thấy nền kinh tế quốc gia này đang trên đà phục hồi. Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Nga (Rosstat), tỷ lệ thất nghiệp giảm kỷ lục xuống mức 3,5% trong tháng 2, trong khi tiền lương thực tế đã được điều chỉnh theo lạm phát tăng 0,6% ở tháng 1/2023.

Một tín hiệu tích cực khác là dự trữ vàng tăng. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, tính đến tháng 3/2023, dự trữ vàng của Nga đã tăng thêm 1 triệu ounce, lên 74,9 triệu ounce và có tổng giá trị là 135,6 tỷ USD. Như vậy, theo phân tích của hãng RIA Novosti, trong khoảng một năm, tỷ lệ vàng trong dự trữ của Nga đã tăng lên mức 23,62%.

Cùng với đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Nga năm 2023 và cho rằng việc áp trần giá dầu sẽ không làm giảm doanh thu tài chính của Moscow. Trong báo cáo hồi tháng 2/2023, IMF đồng thời điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Nga năm 2023 lên 0,3% và đối với năm 2024 là 2,1%.

Bên cạnh đó, theo báo cáo, mức giá trần đối với dầu thô Nga vận chuyển qua đường biển do Nhóm Các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia đặt ra và có hiệu lực từ ngày 5/12/2022 sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu thô của nước này. Nguyên nhân là do hoạt động xuất khẩu dầu thô của Nga được chuyển hướng từ các quốc gia đã áp dụng lệnh trừng phạt sang các quốc gia thân thiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.

Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.

Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.

Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.

Mỹ đã công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đã vượt qua mốc 1.000 ngày và được dự báo sẽ còn kéo dài.