Những trái đắng từ việc mua, bán bằng giả

Dựa vào nhu cầu của một bộ phận sinh viên hoặc người đi làm cần có gấp các chứng chỉ trình độ tiếng Anh, hiện nay đã xuất hiện nhiều hội nhóm trên mạng xã hội quảng cáo sẽ lo trọn gói cho khách hàng, cam kết có chứng chỉ mà không cần đi thi. Điều trớ trêu là, những khách hàng kia đã tiền mất, tật mang, định có bằng cấp để lừa người khác, thì nhận trái đắng, chính mình cũng bị lừa.

Hiện nay, âm mưu lừa đảo của chiếc “bánh vẽ” thi hộ chứng chỉ tiếng Anh đã nhiều lần thành công. 5 triệu một lần nữa lại mất đi nhưng vẫn chưa có chứng chỉ nào nhận lại.

Chỉ cần gõ từ khóa “thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ” trên các công cụ tìm kiếm internet, mạng xã hội sẽ xuất hiện hàng nghìn kết quả là các bài đăng về việc hỗ trợ thi hộ các chứng chỉ, cam kết thi đậu sau 1 lần thi... Song song với đó là hàng loạt bài viết bóc phốt, tố cáo lừa đảo bằng dịch vụ thi hộ tiếng Anh.

Thực tế, không phải trung tâm, trường đại học nào cũng được tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ và các kỳ thi cũng được tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc; Vì vậy, phần lớn các quảng cáo thi hộ là để lừa đảo.

Để tìm câu trả lời có hay không việc thi hộ ngoại ngữ như những lời quảng cáo, phóng viên Đài Hà Nội đã liên hệ Khoa ngoại ngữ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây là một trong những trường được cấp phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Chia sẻ với phóng viên Đài Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga – Trưởng khoa Ngoại ngữ Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: "Nhu cầu của các bạn rất nhiều và ai cũng có tâm lý muốn lấy bằng càng nhanh càng tốt. Nhiều đối tượng đã dựa trên tâm lý này để có những giải pháp cho sinh viên. Tuy nhiên, với công tác khảo thí, thanh tra thắt chặt gần đây thì các đối tượng thi hộ cũng khó trọt lọt. Vì công tác đăng ký thi càng ngày được các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hơn. Do có camera ở trong phòng thi và camera ở trước màn hình của thí sinh, các cơ sở tổ chức thi trên máy phải đảm bảo yếu tố như vậy, nên công tác kiểm tra chặt chẽ hơn.

Sinh viên, học viên có nhu cầu tìm đến dịch vụ thi hộ thì các trường Đại học, các tổ chức được cấp phép tổ chức thi chứng chỉ Tiếng Anh cũng có cách để ngăn chặn tình trạng thi hộ ấy diễn ra. Việc để lọt những “hạt sạn” trong các kỳ thi sẽ tạo ra sự thiếu công bằng đối với người học thật, thi thật; làm giảm sút chất lượng giáo dục. Đây là hệ lụy rất lớn, đe dọa đến sự văn minh, hiện đại trong xã hội ngày nay.

Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thi, các đơn vị được phép tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ cần chú trọng đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên trong việc nhận diện người mạo danh, phát hiện hành vi gian lận; xây dựng môi trường làm bài thi nghiêm túc với hệ thống camera giám sát chặt chẽ; thực hiện tốt việc phân tích bài làm và kết quả thi trước khi thông báo điểm, cung cấp dịch vụ hậu kiểm trực tuyến miễn phí và bảo mật cao để các tổ chức có thể xác minh kết quả của thí sinh; thiết kế bảng điểm có nhiều tính năng bảo mật, bao gồm giấy tăng cường bảo mật, được xác thực bằng tem xác thực của từng loại chứng chỉ và ảnh của thí sinh với độ phân giải cao.

Bên cạnh đó, các trường hợp gian lận thi sẽ bị hủy kết quả thi, cấm thi trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời sẽ bị từ chối xét duyệt trong thời gian quy định bởi các tổ chức công nhận chứng chỉ ngoại ngữ trong nước và quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 17/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mê Linh, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Phong (sinh năm 1984; trú tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Tổ công tác Y9/141 - Công an thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ tại tuyến đường Trần Hưng Đạo - khu vực trước cửa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì phát hiện hai nam thanh niên đi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm có nhiều dấu hiệu nghi vấn.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, vào dip cuối năm, tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của người dân để lấy đi tài sản có giá trị; điều này đòi hỏi mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa tội phạm.

Xe máy đi vào cao tốc là hành vi vô cùng nguy hiểm và vi phạm luật giao thông, tuy nhiên một số cá nhân vẫn cố tình vi phạm.

Sau khi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử phạt hội nhóm đi xe đạp lưu thông trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi sân bay Nội Bài, từ đầu tháng 11 trở lại đây, vi phạm đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, lực lượng CSGT vẫn ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm.

Dù lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền và ra quân xử lý nhưng đến nay, nhiều trường hợp xe máy vẫn ngang nhiên đi vào cao tốc Đại lộ Thăng Long - tuyến đường cấm xe máy lưu thông.