Những trường đại học đầu tiên công bố điểm chuẩn
Các trường đại học phía Bắc công bố điểm chuẩn đầu tiên có Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Học viện Ngân Hàng.
Điểm chuẩn Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 dao động từ 21 đến 25,15, cao nhất ở ngành Ngôn ngữ Anh và thấp nhất ở ngành Tin học và Kỹ thuật máy tính.
Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng năm 2024 ở thang điểm 30 chương trình đào tạo chuẩn, điểm trúng tuyển dao động từ 25,6-28,13. Ngành Luật kinh tế cao nhất với 28,13 điểm. Với mức này, trung bình mỗi môn thí sinh phải đạt hơn 9 điểm mới trúng tuyển. Những ngành còn lại đều trên 25 điểm, thấp nhất là ngành Quản trị du lịch với 25,6 điểm. Năm nay, Học viện Ngân hàng tuyển hơn 3.500 sinh viên ở trụ sở Hà Nội, tăng 200 sinh viên nên điểm chuẩn cũng tăng khoảng hai điểm so với năm ngoái.
Mức điểm chuẩn năm 2024 của Đại học Bách Khoa đã có sự giảm nhẹ so với năm 2023. Lý do là Đại học Bách khoa Hà Nội đã dành thêm các chỉ tiêu xét vào các chương trình "hot" như Khoa học máy tính, Điều khiển và tự động hóa, Bán dẫn vi mạch bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Cụ thể, chương trình Khoa học máy tính (IT1) lấy điểm chuẩn cao nhất là 83.82 đối với điểm thi ĐGTD (TSA) và 28.53 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT. Năm ngoái, đây là chương trình có mức điểm chuẩn cao nhất. Năm 2024, mức điểm chuẩn đã giảm gần một điểm.
Chương trình Kỹ thuật máy tính (IT2) lấy điểm chuẩn là 82.08 đối với điểm thi ĐGTD (TSA) và 28.48 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT, cao thứ hai năm nay. Kế đó chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) với số điểm tương ứng là 81.6 và 28.22 điểm. Hai chương trình có điểm chuẩn thấp nhất năm nay là TROY-IT và TROY-BA với mức điểm là 21 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT.
Tối ngày 17/8, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã công bố điểm chuẩn các phương thức xét tuyển cho 32 ngành/chuyên ngành đào tạo.
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có hai thang điểm chuẩn 30 và 40.
Ở thang 30, ngành Truyền thông đa phương tiện lấy cao nhất với 28,25 ở tổ hợp C15 (Ngữ Văn, Toán học và Khoa học xã hội). Theo sau là ngành Truyền thông đại chúng, cũng ở tổ hợp này, với 28,05.
Với thang 40, ngưỡng trúng tuyển cao nhất là 38,12 tại ngành Lịch sử, tổ hợp C19 (Ngữ văn, Giáo dục công dân và Lịch sử). Ngôn ngữ Anh, tổ hợp D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh) thấp nhất với 34,7.
Với các ngành báo chí, truyền thông lấy thang điểm 40, điểm chuẩn cao nhất là ngành Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp với 37,7 điểm, trung bình hơn 9,4 điểm/môn.
Trong các chuyên ngành thuộc ngành báo chí, chỉ duy nhất 1 ngành lấy dưới 35 điểm là Báo in, tổ hợp khối D72 (Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh), lấy 34,98. Các ngành còn lại đều từ 35 điểm trở lên, tức từ 8,75 điểm/môn.
Năm 2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu, trong đó 2.050 chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy cấp bằng đại học thứ nhất.
Về phương thức tuyển sinh, Học viện tuyển sinh theo 3 phương thức: xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT (70% chỉ tiêu); xét tuyển căn cứ kết quả học bạ THPT (15% chỉ tiêu); xét tuyển kết hợp căn cứ chứng chỉ quốc tế môn Tiếng Anh và kết quả học bạ THPT (15% chỉ tiêu).
Sau đây là chi tiết điểm chuẩn các ngành, các phương thức và tổ hợp xét tuyển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2024:
Học viện Ngoại giao vừa công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn của trường dao động trong khoảng 25,37 - 29,2 điểm. Ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường là ngành Trung Quốc học với 29,2 điểm (khối C00). Mức điểm này của ngành Trung Quốc học cao hơn năm ngoái gần 1 điểm. Xếp sau đó là ngành Truyền thông quốc tế khối C00 với 29,05 điểm; Quan hệ quốc tế khối C00 với 28,76 điểm.
Trong khi đó, ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Luật thương mại quốc tế với 25,37 (tổ hợp xét tuyển D03, D04 và D06).
Các ngành còn lại của trường ở tất cả các tổ hợp xét tuyển đều có mức điểm chuẩn trên 25 điểm. Với tổ hợp C00, điểm chuẩn các ngành đều trên 28 điểm.
Theo thông tin cập nhật từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc đợt đăng ký xét tuyển đại học đợt 1, trên cả nước có hơn 733.000 thí sinh thực hiện đăng ký nguyện vọng, tương đương 68,5% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Năm 2023, tỷ lệ này là 66%.
Các thí sinh trúng tuyển cần xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và làm thủ tục nhập học trực tuyến trên cổng thông tin của tại Trường Đại học Nha Trang từ ngày 19/8 đến ngày 27/8.
Thí sinh nhập học trực tiếp tại trụ sở trường từ 20 đến 23/8.
Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.
Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.
Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.
Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.
Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.
Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.
0