Những trường hợp bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng

(HanoiTV) - Trong bối cảnh số ca mắc, ca nặng có xu hướng tăng trở lại, Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi công cộng.

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp. Từ đầu tháng 8 đến nay, số ca mắc mới trên cả nước tăng dần do lây nhiễm các biến chủng phụ mới của chủng Omicron, với trung bình hơn 2.000 ca/ngày số ca nặng, nguy kịch gia tăng và xuất hiện các ca tử vong. Hôm nay, ngày 7/9, Việt Nam ghi nhận 3.878 ca mắc. Đây là ngày có số ca mắc mới cao nhất tại nước ta trong hơn 3 tháng qua. Hiện nước ta còn 150 bệnh nhân nặng đang điều trị.

Mục đích của Hướng dẫn này là phòng, chống sự lây lan của dịch COVID-19 tại cộng đồng nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong tình hình mới.

 

Hình minh họa.

Hướng dẫn cụ thể các trường hợp bắt buộc phải đeo khẩu trang tại nơi công cộng, theo nguyên tắc:

1. Dựa trên cơ chế lây truyền của virus SARS-CoV-2 là lây truyền trực tiếp từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp thông qua giọt bắn.

2. Dựa trên mức độ lây nhiễm tại địa điểm có nguy cơ cao:

- Nơi có nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh.

- Nơi có không gian kín, không khí kém.

3. Việc sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng là một biện pháp dự phòng cá nhân góp phần làm giảm sự lây lan của dịch COVID-19 trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe người dân nhất là đối tượng nguy cơ cao như người có bệnh lý nền, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người béo phì.

4. Nơi công cộng được hiểu là nơi phục vụ chung cho nhiều người tại những địa điểm có không gian kín như rạp hát, rạp chiếu phim, vũ trường, nhà hàng… hoặc các địa điểm có không gian mở như sân vận động, công viên, đường phố, bến xe…

Theo đó, việc đeo khẩu trang áp dụng cụ thể với 6 địa điểm như sau:

- Tại cơ sở y tế; nơi cách ly y tế; nơi lưu trú có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế: Áp dụng với tất cả các đối tượng (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi). Đối với nhân viên y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, tàu điện, phà, xe khách, xe buýt, taxi...). Tại đây, việc đeo khẩu trang áp dụng với hành khách; người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng; nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách.

- Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối: Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

- Tại nơi có không gian kín, thông khí kém (quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay): Áp dụng với nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

- Tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người (di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; khu du lịch, khu vui chơi, giải trí; sự kiện văn hóa, thể dục, thể thao; lễ cưới, lễ tang, lễ hội, hội chợ): Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự.

- Tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch: Áp dụng với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Các trường hợp khác (ngoài các địa điểm, đối tượng đã được quy định trên) được khuyến khích sử dụng khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Bộ Y tế nhấn mạnh, người đứng đầu các tổ chức, cơ sở, địa điểm, khu vực được giao quản lý trong phạm vi áp dụng hướng dẫn chịu trách nhiệm việc tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người biết, thực hiện hướng dẫn này.

“Trong trường hợp nhận thấy tại khu vực, địa điểm được giao quản lý chưa được đề cập ở trên có nguy cơ lây nhiễm, người đứng đầu có trách nhiệm nhắc nhở việc sử dụng khẩu trang”, hướng dẫn của Bộ Y tế nêu.

Hướng dẫn này có thay đổi so với hướng dẫn đeo khẩu trang vào tháng 2/2021 của Bộ Y tế. Cụ thể, ở hướng dẫn mới nhất, nơi tập trung đông người là chung cư; trường học không còn quy định phải đeo khẩu trang. Bên cạnh đó, tại khu vui chơi, rèn luyện sức khỏe, khu vực hoạt động ngoài trời (vườn hoa, công viên, quảng trường,…); điểm dừng khi tham gia giao thông cũng không còn nằm trong địa điểm áp dụng bắt buộc đeo khẩu trang.

Ngoài ra, ở hướng dẫn trước, tất cả những người tham gia phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần dưới 2m với những người không tiếp xúc thường xuyên. Quy định này cũng đã không còn ở hướng dẫn mới nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm cuối năm hoạt động giao thông diễn ra đông đúc, tấp nập, đặc biệt là tại các khu vực cửa ngõ ra vào thành phố. Vì vậy các vi phạm có thể diễn biến phức tạp nếu không được kiểm soát. Để đảm bảo ATGT cho người dân đón Tết, lực lượng CSGT đã tăng cường ra quân xử lý vi phạm.

Phải đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị. Đó là chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội nhằm từng bước hoàn thành hệ thống đường sắt đô thị theo quy hoạch trên địa bàn thủ đô.

Theo kế hoạch dự kiến của tỉnh Kiên giang, Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc sẽ đưa vào hoạt động vào trung tuần tháng 2/2025, ngày 17 tháng Giêng tết Ất Tỵ 2025.

Khuyến khích các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông xanh để thay thế phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đây là ý kiến của Chính phủ tại Thông báo số 08 liên quan tới chính sách phát triển phương tiện giao thông xanh.

Theo báo cáo của Bộ lao động Thương Binh và xã hội, trong năm năm 2024; tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm giao thông có xu hướng gia tăng. Thực tế này đòi hỏi cần phải có quy chế chặt chẽ hơn nữa để kiểm soát tình trạng giao xe cho thanh thiếu niên điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi.

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, chỉ trong 1 năm, trên 4 tuyến đường cao tốc do đơn vị này quản lý đã có hơn 590.000 ô tô hết tiền trong tài khoản ETC.