Niềm tin vào truyền thông Mỹ chạm đáy kỷ lục

Chỉ 31% người Mỹ cho biết, họ tin rằng báo chí đưa tin một cách công bằng và chính xác.

Theo một cuộc khảo sát mới của Gallup được công bố mới đây, chưa đến một phần ba người Mỹ tin tưởng vào truyền thông Mỹ. Đây là con số thấp kỷ lục, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào báo chí đã chạm mức đáng lo ngại. Cuộc khảo sát năm nay cho thấy tỷ lệ người Mỹ tin rằng truyền thông đưa tin đầy đủ và chính xác đã giảm 1 điểm phần trăm so với năm ngoái. Xu hướng này liên tục giảm kể từ năm 2018.

Chỉ 31% người Mỹ cho biết, họ tin rằng báo chí đưa tin một cách công bằng và chính xác.
Chỉ 31% người Mỹ cho biết, họ tin rằng báo chí đưa tin một cách công bằng và chính xác.

Đây là năm thứ ba liên tiếp, số người Mỹ hoàn toàn không tin tưởng vào truyền thông vẫn cao hơn số người tin tưởng. Tuy nhiên, cuộc khảo sát mới nhất cho thấy tỷ lệ này đã giảm nhẹ, với 36% người không tin tưởng, so với 39% vào năm 2023. Trong khi đó, tỷ lệ những người có "rất ít" niềm tin vào truyền thông đã tăng lên 33% trong năm nay.

Một sự chênh lệch lớn vẫn tồn tại giữa đảng viên Cộng hòa và Dân chủ, khi mà chỉ có 12% đảng viên Cộng hòa bày tỏ niềm tin vào truyền thông, so với 54% đảng viên Dân chủ. Tuy nhiên, khoảng cách đảng phái này thực sự đã thu hẹp trong vài năm qua. Theo dữ liệu của Gallup, năm 2022, khoảng 70% đảng viên Dân chủ tin tưởng vào truyền thông.

Cuộc khảo sát của Gallup đã lấy ý kiến của 1.007 người trưởng thành trên khắp nước Mỹ. Khảo sát được tiến hành trong hai tuần đầu tháng 9 thông qua các cuộc phỏng vấn qua điện thoại, với người tham gia được chọn ngẫu nhiên.

Gallup lần đầu tiên đặt câu hỏi về niềm tin vào truyền thông vào năm 1972 và đã thực hiện khảo sát này gần như hàng năm kể từ năm 1997. Trong thập niên 1970, tỷ lệ tin tưởng vào truyền thông dao động ở mức khoảng 70%, nhưng đã giảm xuống khoảng 55% vào cuối thập niên 1990 và tiếp tục giảm dần trong hai thập kỷ qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Slovakia, Robert Fico tuyên bố rằng, nước này sẽ có các biện pháp trả đũa Ukraine sau khi Kiev ngừng trung chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ Slovakia từ ngày 1/1. Ông Fico gọi động thái này là một hành động phá hoại từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Ngày 3/1, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết đã tiêu diệt một điệp viên tình báo quân sự Ukraine đang âm mưu tấn công khủng bố ở Vùng Zaporozhye (tên trong tiếng Ukraine là Zaporizhzhia).

Na Uy đã lập thêm một kỷ lục về thị phần xe điện vào năm 2024 khi có 9/10 chiếc xe ô tô mới được bán ra ở nước này là xe chạy bằng điện.

Theo hãng tin Reuters, ngày 3/1, Ngoại trưởng Pháp và người đồng cấp Đức đã đại diện cho Liên minh châu Âu có chuyến thăm lịch sử tới Damascus, để gặp gỡ lãnh đạo mới của Syria, Ahmed al-Sharaa. Đây là chuyến thăm đầu tiên của các bộ trưởng EU kể từ khi nhóm đối lập giành quyền kiểm soát Damascus vào tháng 12/2024.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án mạnh mẽ các tổ chức khủng bố như Tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) và khẳng định rằng, những đối tượng này sẽ không tìm được "nơi trú ẩn an toàn" tại Mỹ, sau khi hai vụ tấn công đẫm máu xảy ra vào ngày đầu năm mới 2025.

Từ ngày 1/1/2025, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine. Một câu hỏi được đặt ra là việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine dừng lại, đâu sẽ là những bên được, bên mất?