Niềm vui ngày tết nhân đôi ở xã Đảo Minh Châu

Xuân đã đến với mọi nhà. Riêng với bà con ở xã đảo Minh Châu của huyện Ba Vì thì xuân này niềm vui đã được nhan đôi. Nhiều thế hệ ở đây đã luôn khát khao, chờ đợi nước sạch về, đúng tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 điều ấy đã trở thành hiện thực.

Đối với bà con ở xã đảo duy nhất của Hà Nội thì đây quả thực là niềm vui rất lớn. Là mảnh đất  được bao quanh bởi sông Hồng, nhưng Minh Châu lại rơi vào nghịch lý thiếu và khát nước sạch. Thậm chí đây còn là khu vực có  nguồn nước giếng khoan có chỉ số ô nhiễm nhất của thành phố.

Năm nào cũng có tết, nhưng đây lại là cái tết đầu tiên mà ông Quý được rửa hoa quả dâng lên tổ tiên bằng nguồn nước sạch sông Đà chứ không phải là nước giếng khoan hay nước mưa. Một điều rất đỗi bình thường nhưng lại là niềm ước ao bao đời nay của người dân ở Minh Châu.

Niềm vui ngày tết nhân đôi ở xã Đảo Minh Châu

Đoạn thực tế phóng viên làm thí nghiệm với 2 loại nước cùng ông Lý để hiểu hơn về niềm vui nước sạch của người dân ở xã đảo Minh Châu.

Dự án nước sạch ở xã Minh Châu có tổng vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Hơn 5 km ống truyền dẫn và 18km ống dịch vụ đã được công ty nước sạch Ba Vì thi công ngày đêm, đến 29, 30 tết vẫn tăng ca, đảm bảo bước sang ngày đầu tiên của năm mới, hơn 1400 hộ dân ở đâu đều có nước sạch dùng,

Dự án nước sạch ở xã Minh Châu đã đi vào sử dụng

Vui hơn ở chỗ, nước sạch không chỉ được cấp 24/24h mà giá thành đúng theo quy định của thành phố, chỉ 7500đ một mét khối, thấp hơn các xã lân cận của tỉnh Vĩnh Phúc đang là 10.200đ/m3.

Niềm vui ngày tết Giáp Thìn được nhân đôi và hơn thế ở xã đảo Minh Châu. Nhiều bà con nói vui rằng, chén nước chè mời nhau trong xuân này ngọt và thanh hơn những năm trước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.

Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, đã được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân yêu nghệ thuật chính thức giới thiệu với công chúng.