Ninh Bình bảo tồn giá trị của hệ thống văn bia cổ

Ninh Bình là vùng đất gắn với kinh đô lừng lẫy của Nhà nước Đại Cồ Việt. Trải qua thời gian, nơi đây đã trở thành vùng văn hóa đặc sắc và lưu giữ nhiều di tích lịch sử; trong đó có hệ thống văn bia cổ đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ, truyền tải các giá trị văn hóa xưa.

Do vậy, Ninh Bình đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của các văn bia cổ, góp phần giữ gìn và giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau. 

 Văn bia tại Đền thờ vua Lê Đại Hành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung

Huyện Hoa Lư là một trong những địa phương còn gìn giữ, bảo tồn được nhiều văn bia cổ có niên đại từ thời Lý đến thời Nguyễn. Tại Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) hiện vẫn còn lưu giữ 3 văn bia cổ chất liệu đá, là nguồn tư liệu quý có giá trị cao về mặt lịch sử và văn hóa gồm: văn bia "Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế miếu công đức bi ký tính minh" niên đại Hoằng Định năm thứ 9 (năm 1608); văn bia "Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế công đức tăng tu điện miếu bi ký" có niên đại Chính Hòa năm thứ 17 (năm 1696) và văn bia "Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế miếu công đức bi ký" niên đại Thiệu Trị năm thứ 3 (năm 1843).

Bà Lê Thị Bích Thục, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư cho biết, đề tài trang trí trên các văn bia tại Di tích được nghệ nhân chạm khắc khéo léo, tinh xảo. Các văn bia có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, không chỉ lưu trữ thông tin, sử liệu mà còn là những tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc công phu, có giá trị cao về điêu khắc và thư pháp. Đây nguồn tư liệu quý được ví như những trang sử trên đá. Vì vậy những năm qua, Trung tâm không chỉ quan tâm đến công tác bảo tồn, giữ gìn mà còn hướng dẫn, giải thích cho du khách tham quan về ý nghĩa của từng văn bia góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ sau. 

Văn bia tại Đền thờ vua Lê Đại Hành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, hiện tỉnh là một trong số ít những địa phương còn hệ thống văn bia Hán Nôm có lịch sử nối tiếp, liên tục kéo dài gần 1.000 năm. Theo kết quả khảo sát, địa phương hiện có hàng ngàn văn bia Hán Nôm tồn tại, lưu giữ trong các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh (trong các đền, chùa, miếu, phủ, hang động và trên vách núi). Nhiều văn bia có giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc, tiêu biểu như: hệ thống văn bia trên vách núi Non Nước, hệ thống văn bia tại Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành; trong đó, Cột kinh Phật tại chùa Nhất Trụ đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015. 

Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình cho biết, dù được tạo tác, chạm khắc trên chất liệu bền vững là đá nhưng ngoài một số ít văn bia được dựng trong không gian thờ tự, có mái che, đa số được đặt ngoài trời hoặc trên vách núi đá tự nhiên nên đã chịu tác động lớn của thời tiết, sự phong hóa tự nhiên của đá, xâm thực của rêu mốc, cây cối dẫn đến nứt vỡ, mờ chữ. Bên cạnh đó, do tác động của chiến tranh, nhận thức hạn chế của một bộ phận người dân, quan điểm thời đại nhiều thời kỳ khác nhau, một số văn bia đã bị phá hủy một phần hoặc hoàn toàn.

Văn bia tại Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung.

Theo ông Nguyễn Xuân Trường, ngành văn hóa tỉnh đã tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống văn bia. Đồng thời điều tra, khảo sát, thống kê hệ thống văn bia; thực hiện công tác rập và lưu trữ văn bản các văn bia. Hiện ngành đã thực hiện bản rập đối với 898 văn bia; tiến hành phân loại, lên danh mục và bảo quản số bản rập này. Bên cạnh đó, ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa, trong đó có bảo vệ và phát huy giá trị các văn bia trên địa bàn; tuyên truyền về giá trị của hệ thống văn bia nhằm nâng cao ý thức bảo vệ trong nhân dân.

Thời gian tới, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo về hệ thống văn bia trên địa bàn. Năm 2023, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu của Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học tổ chức Hội thảo khoa học "Nghiên cứu, đánh giá giá trị hệ thống văn bia tại di tích quốc gia đặc biệt Núi non nước" làm cơ sở cho việc định hướng xây dựng hồ sơ di sản tư liệu cấp quốc gia và quốc tế đối với các văn bia này. Đồng thời, ngành phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học tiến hành biên dịch, số hóa hệ thống văn bia; biên soạn, xuất bản sách "Văn bia tỉnh Ninh Bình" nhằm phát huy giá trị, góp phần quảng bá, giới thiệu về lịch sử, văn hóa địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.

Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.

Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Chiều 10/12, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lần đầu tiên công chúng được vào tham quan hai công trình lịch sử nổi bật của Hà Nội là Bắc Bộ Phủ và tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích và nhóm dự án văn hóa Bối Ân tổ chức Triển lãm chủ đề "Chạm khắc đình trong phố" tại đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc.