Ninh Bình đã qua đỉnh lũ

Theo bản tin lúc 7 giờ sáng ngày 13/9 của Đài Khí tượng Thủy văn Ninh Bình, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế đã giảm xuống còn 4,82 m, và dự báo trong 12 giờ tới sẽ biến đổi chậm theo xu hướng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao.

Vào tối ngày 12/9, mực nước tại Bến Đế đã đạt đỉnh ở mức 4,93 m, vượt báo động 3 là 0,93 m. Tại Gián Khẩu, mực nước đạt 4,53 m, trên báo động 3 là 0,83 m, cao hơn mức đỉnh lũ lịch sử năm 2017 là 0,03 m.

Trên sông Đáy tại Ninh Bình, mực nước cũng đạt đỉnh thứ nhất ở mức 4,21 m, vượt báo động 3 là 0,71 m và cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 2017 là 0,27 m.

Trước đó, vào chiều 12/9, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, ông Phạm Quang Ngọc, đã phát lệnh di dời dân cư khỏi vùng phân lũ sông Hoàng Long khi mực nước tại đây vượt mức 4,9 m, ngưỡng báo động phải triển khai sơ tán.

Theo chỉ đạo, công tác di dời phải hoàn thành trước 18h cùng ngày. Chính quyền địa phương đã tổ chức sơ tán khoảng 12.600 hộ dân, tương đương 55.000 người, từ 12 xã nằm trong vùng nguy hiểm.

Nước trên sông Hoàng Long tại bến Đồng Chưa (xã Gia Thịnh, Gia Viễn). Ảnh: Ngọc Linh - Báo Ninh Bình

Dự báo trong 12-24 giờ tới, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế và Gián Khẩu sẽ tiếp tục biến đổi chậm theo xu hướng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Mực nước trên sông Đáy tại Ninh Bình cũng sẽ biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thủy triều, dao động ở mức cao.

Sự kết hợp giữa mực nước sông cao và mưa lớn đang gây ngập lụt diện rộng tại các vùng trũng thấp ven sông, các xã Gia Tiến, Gia Hưng, Gia Thịnh, Gia Phong, Gia Hòa của huyện Gia Viễn; hai điểm trường tại thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh (ngoài đê) cũng bị ngập nặng.

Các khu vực dân cư trên địa bàn các xã Xích Thổ, Gia Thủy, Lạc Vân, Gia Lâm, Đồng Phong, Gia Sơn, Thượng Hòa, Sơn Thành (huyện Nho Quan); xã Trường Yên (Hoa Lư); xã Yên Lâm, Yên Thái, Khánh Dương, thị trấn Yên Thịnh (Yên Mô); và xã Khánh Vân (Yên Khánh) đều bị ảnh hưởng. Đặc biệt, tại xã Hùng Tiến (Kim Sơn), đã xuất hiện tình trạng sạt lở chân mái đê Hữu Đáy.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá ở vùng đồi núi, sườn dốc tại các xã thuộc huyện Nho Quan, Hoa Lư, thành phố Tam Điệp, Yên Mô, Gia Viễn, đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn của các tuyến đê, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nhiều hoạt động kinh tế-xã hội khác.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ đã được nâng lên cấp 3, với cảnh báo rằng lũ sông lên cao có thể gây nguy hiểm lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân, cũng như đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của nhân dân trong vùng chịu ảnh hưởng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ GTVT đang lấy ý kiến cho dự thảo Quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điều hành phiên khai mạc.

Sau những cung đường gập ghềnh đá hộc, sỏi cuội, cheo leo mép vực, thậm chí phải cuốc bộ hàng cây số, kíp phóng viên Đài Hà Nội tiếp cận khu nuôi thủy sản của xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lài Cai và tận chứng sự tàn phá của mưa lũ, nhiều hộ dân nuôi cá tầm ở đây đã trắng tay, hàng chục tỷ đồng cuốn theo cơn lũ.

Theo Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới/bão, từ ngày 18-20/9, ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300 mm, cục bộ có nơi trên 500 mm.

Hà Nội ngày càng phát triển, kéo theo nhiều vấn đề xã hội, trong đó có giao thông đô thị. Trước tình hình giao thông ngày càng phức tạp, để kiểm soát vi phạm ngay từ sớm, nâng cao ý thức của người dân, công an thành phố đã và đang áp dụng hiệu quả hệ thống camera giám sát giao thông.

Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội cho biết, do lũ sông xuống chậm, hiện trên địa bàn Hà Nội vẫn còn khoảng 23.000 người đang phải sơ tán vì ngập lụt, chủ yếu tại các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Ứng Hòa.