Ninh Bình sắp có đô thị cố đô - di sản

Tỉnh Ninh Bình sẽ sáp nhập huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình để trở thành đô thị cố đô - di sản, dựa trên nền tảng giá trị văn hóa, lịch sử cố đô Hoa Lư và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Tràng An.

UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, hiện nay một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. Cụ thể, các địa phương này có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đảm bảo tiêu chuẩn, cần phải sáp nhập theo quy định.

Tỉnh Ninh Bình đưa ra mục tiêu, đến năm 2025 sẽ hoàn thành sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Cố đô Hoa Lư ngày nay được nhiều người biết đến là một địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình

Trong đề án sáp nhập cấp huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình, đáng chú ý có việc sẽ hợp nhất TP Ninh Bình và huyện Hoa Lư, trở thành thành phố trung tâm của tỉnh với tên gọi mới. Việc sáp nhập này hướng đến một đô thị cố đô - di sản, dựa trên nền tảng giá trị văn hóa, lịch sử của cố đô Hoa Lư và các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Tràng An.

Theo đề án, việc sáp nhập vừa để đảm bảo quy định, vừa để đáp ứng yêu cầu quá trình đổi mới của đất nước, phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là những giá trị di sản văn hóa - lịch sử cùng truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất cố đô Hoa Lư.

Ngoài sáp nhập huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình, TP Tam Điệp cũng sẽ được mở rộng địa giới hành chính, phát triển trở thành đô thị công nghiệp - dịch vụ, kết nối và chuyển tiếp hài hòa, phù hợp với vùng di sản Tràng An.

Ông Đoàn Minh Huấn - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình cho hay, việc sắp xếp đơn vị hành chính là vấn đề hệ trọng chạm đến tâm tư, tình cảm, truyền thống văn hóa của nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình yêu cầu, việc sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, mở ra không gian mới cho phát triển, xử lý mối quan hệ giữa ngắn hạn - trung hạn và dài hạn, giữa xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu với đô thị hóa và xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc độc đáo.

(Nguồn: Dân trí)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.

Hồ Hoàn Kiếm mùa nào cũng đẹp. Tháng 5 khi hè về, không gian được tô điểm thêm màu hồng hoa phượng và sắc tím bằng lăng.

Chỉ còn 3 tuần nữa học sinh bắt đầu nghỉ hè nên nhu cầu du lịch sẽ tăng cao. Để kích cầu cho “mùa vàng” này, các doanh nghiệp lữ hành đã tung nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá cho khách hàng.

Festval Huế năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 7/6 đến ngày 12/6 tới. Điểm nhấn của Festival Huế năm nay là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với chủ đề "Di sản văn hoá hội nhập và phát triển”.

Hà Nội sẽ lần đầu tổ chức Lễ hội Sen năm 2024 trong 5 ngày của tháng 7 tới tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ. Sự kiện gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.