Nỗ lực bảo tồn lá phổi xanh của trái đất | Nhìn ra thế giới | 06/02/2024

Rừng Amazon nắm giữ khoảng 10% sự đa dạng sinh học của Trái đất và là nơi sinh sống của 50 triệu người cùng hàng trăm tỉ cây xanh. Rừng Amazon có vai trò quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu, giúp giảm thiểu tình trạng nóng lên toàn cầu. Nạn phá rừng Amazon đã giảm hơn 55% so với cùng kỳ năm 2022, đây là một bước ngoặt lớn trong công tác bảo tồn khu rừng Amazon. Thành công này có được một phần là nhờ có sự góp sức cộng đồng người bản địa cùng ứng dụng của khoa học công nghệ tiên tiến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nếu như cách đây một năm, các nhà sản xuất ô tô phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu xe điện tăng vọt, thì giờ đây họ dường như phải thay đổi kế hoạch và giảm bớt tham vọng đối với loại phương tiện không phát thải này. Theo các số liệu thống kê mới nhất, trong quý đầu tiên của năm 2024, thị phần xe thuần điện giảm mạnh, ngay cả tại những thị trường lớn nhất. Điều này khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi, liệu thời kỳ hoàng kim của xe điện có phải đã qua?

Sóng nhiệt mạnh ngay từ đầu mùa nắng nóng đã và đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của hàng triệu người dân. Các chuyên gia khí hậu cho rằng, đợt nắng nóng khắc nghiệt hiện nay là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”. Tình hình nắng nóng được dự báo sẽ tiếp diễn phức tạp và nghiêm trọng, khi các nhà khoa học thậm chí còn chưa thể đưa ra dự đoán về ngày kết thúc chuỗi đợt nắng nóng kỷ lục này.

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ và Sáng kiến Rạn san hô Quốc tế cho biết thế giới đã chính thức bước vào giai đoạn tẩy trắng san hô toàn cầu lần thứ tư. Kể từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng, ảnh hưởng đến ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các khu vực rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhiều chuyên gia quan ngại đây có thể là thời kỳ tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Quân đội Israel đang chuẩn bị cho kế hoạch tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở miền Nam Gaza, nơi Israel cho là thành trì cuối cùng của lực lượng Hamas ở Dải Gaza. Tấn công vào Rafah là kế hoạch mà Israel đặt ra từ nhiều tháng trước. Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ - đồng minh thân cận của Israel, cũng như cộng đồng quốc tế, do lo ngại cuộc tấn công sẽ gây thương vong lớn cho dân thường.

Chiến tranh và xung đột thúc đẩy chi tiêu quân sự toàn cầu đạt kỷ lục mới. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự vào năm 2023, số tiền cao nhất từng có. Xu hướng này vẫn tiếp tục duy trì khi những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết và các nước tiếp tục chạy đua vũ trang.

Báo cáo do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố trong tháng 4 dự báo khối lượng thương mại hàng hóa thế giới sẽ tăng 2,6% trong năm nay và 3,3% vào năm 2025. Trong đó, châu Á sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong thương mại hàng hóa toàn cầu, đóng góp khoảng 45% vào tổng xuất khẩu của thế giới và hơn 80% vào nhập khẩu.