Nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Vấn đề xử lý ô nhiễm các dòng sông đã được Hà Nội nhiều lần đưa ra, nhưng hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Tuy nhiên với nỗ lực của chính quyền thành phố, sự vào cuộc đồng bộ các cơ quan chức năng và chung tay của người dân, các chuyên gia cho rằng, đây hoàn toàn là vấn đề khả thi.

Sông Tô Lịch sau nhiều giải pháp được đưa ra áp dụng nhưng đến nay vẫn tồn tại ô nhiễm. Đây cũng là tình trạng chung của sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét. Những người dân Thủ đô, đặc biệt người dân sống sát các dòng sông hơn ai hết hiểu rõ mức độ ô nhiễm nghiêm trọng.

Các dòng sông ở Hà Nội ô nhiễm nặng nề.

Nguyên nhân của ô nhiễm các dòng sông tại Hà Nội, được xác định từ nhiều nguồn. Nhưng có hai yếu tố chính: từ nguồn xả thải hộ gia đình và không đủ nguồn tiếp nước từ sông Hồng. Chỉ tính riêng trong khu vực nội đô, mỗi ngày lượng nước thải xả thẳng ra hệ thống sông, hồ vào khoảng 650.000m3/ngày, đêm. Theo thống kê, hiện khả năng xử lý nước thải của các nhà máy xử lý nước của thành phố mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25%.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cùng với việc xây dựng nhà máy nước thải thì cần phải xây dựng đồng bộ nhiều hệ thống khác đi kèm, cần nghiên cứu các giải pháp tăng cường khả năng tự làm sạch sông hồ nội đô, kết hợp với các công trình cảnh quan, vui chơi giải trí và các công trình văn hóa, trên mặt nước. Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước và chế độ thủy văn của sông hồ nội đô để kịp thời điều chỉnh lưu lượng nước bổ cập. Và đồng thời kiểm soát hoạt động các nhà máy, cũng như công trình xử lý nước thải xả vào sông.

Cần xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước và chế độ thủy văn của sông hồ nội đô để kịp thời điều chỉnh lưu lượng nước bổ cập.

Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục thực hiện các dự án thu gom và xử lý nước thải theo quy hoạch và giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đề án “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô, gồm: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét". Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 sau khi được phê duyệt là cơ sở đặc biệt quan trọng để từ đó Hà Nội làm sống lại các dòng sông – vốn là biểu tượng văn hóa, lịch sử của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể công nghiệp là rất quan trọng bởi liên quan trực tiếp đến sức khỏe người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đang tập trung kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sáng nay (16/5), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam, góp phần thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình đã tổ chức khánh thành nhà Đại đoàn kết tại phường Phúc Xá. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc quận Ba Đình lần thứ 19, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Sáng nay (16/5), Quận ủy Đống Đa đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho các đảng viên trên địa bàn. Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết dự và trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên 75, 70 năm tuổi Đảng.

Chiều 15/5, thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ bế mạc Hội khỏe Phù Đổng và lễ xuất quân đoàn thể thao thành phố với gần 900 vận động viên xuất sắc tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 .

Khu vực vỉa hè dành cho người khiếm thị tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, hiện bị một số điểm trông giữ xe lấn chiếm, nhất là vào cuối tuần. Việc lấn chiếm này lại được UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép.