Nỗ lực phổ cập chữ kí số, hình thành công dân số

Trong chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số, mục tiêu đến năm 2025 có 50% dân số trưởng thành dùng chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân, đến năm 2030 là trên 70%. Để phổ cập chữ ký số cá nhân, thời gian qua, cơ quan quản lý Nhà nước, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã nỗ lực chung tay tuyên truyền hướng dẫn cài đặt miễn phí chữ ký số đến người dân.

Tại buổi tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt miễn phí chữ ký số tại xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa dưới sự hỗ trợ của nhân viên VNPT trên địa bàn, nhiều người dân đã nhanh chóng tạo lập được chữ ký số cá nhân cho mình.

Điểm hỗ trợ người dân cài đặt miễn phí chữ ký số tại xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Anh Hoàng Văn Hoà – Xã Hoằng Thái – Hoằng Hoá – Thanh Hoá chia sẻ: “Ứng dụng này sử dụng dễ dàng, đơn giản, đỡ mất thời gian cho công dân ký hồ sơ giấy tờ thay vì phải lên trụ sở ủy ban cơ quan hành chính thì mình có thể làm tại nhà và gửi đi”.

Dưới sự hỗ trợ của nhân viên VNPT trên địa bàn, nhiều người dân đã nhanh chóng tạo lập được chữ ký số cá nhân cho mình.

Còn tại Bệnh viện đa khoa Medic Hải Tiến, Thanh Hóa, sau thời gian ngắn triển khai tích hợp giải pháp chữ ký số VNPT Smart CA với hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện, đã giúp đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giảm tải đáng kể áp lực công việc.

Bác sĩ Phùng Quốc Việt – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Hải Tiến – Thanh Hoá cho hay: “Công việc của các nhân viên y tế phải trực tiếp chăm sóc khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhiều thời gian nên không có thời gian thực hiện sổ sách, nhờ chữ ký số thì giảm thời gian với sổ sách, qua đó thời gian chăm sóc bệnh nhân tăng lên nhiều hơn”.

Với giải pháp chữ ký số VNPT Smart CA cùng hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện, đã giúp đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giảm tải đáng kể áp lực công việc.

Với sự đồng lòng quyết tâm, Thanh Hóa là địa phương có tốc độ phát triển chữ ký số cao nhất trên cả nước. Hiện đã cung cấp gần 400 nghìn chữ ký số cho người dân.

Ông Đỗ Hữu Quyết – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hoá cho biết: “Thời gian qua Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa đã kí kết chương trình phối hợp với Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia, cũng như các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn triển khai sâu rộng việc ứng dụng chữ ký số, trực tiếp tổ chức cán bộ xuống từng nhà, tổ phố cũng như trung tâm văn hóa để hướng dẫn hỗ trợ người dân thực hiện với hình thức cầm tay chỉ việc khi làm quen người dân sẽ ứng dụng thành thạo”.

Thanh Hóa là địa phương có tốc độ phát triển chữ ký số cao nhất trên cả nước. Hiện đã cung cấp gần 400 nghìn chữ ký số cho người dân.

Giải pháp ký số từ xa của VNPT hiện đã kết nối và tích hợp với hơn 450 ứng dụng khác như: Cổng dịch vụ công Quốc gia; Thuế Điện tử; Kho bạc Nhà nước; Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Xây dựng; Cổng dịch vụ công Bộ Công an; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ; các cổng dịch vụ công của 33 tỉnh/ thành phố trên cả nước, các hệ thống của các ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và đặc biệt là các cơ sở giáo dục, y tế…đảm bảo mỗi công dân chỉ sử dụng một chữ ký duy nhất ký cho mọi nền tảng.

Giải pháp ký số từ xa của VNPT hiện đã kết nối và tích hợp với hơn 450 ứng dụng khác.

Chữ ký số cá nhân được coi là “chìa khóa” quan trọng đưa hoạt động của người dân lên môi trường số và là một trong những tài sản số quan trọng nhất, một mắt xích không thể thiếu để hình thành những công dân số. Cùng với định danh điện tử, việc đẩy mạnh cung ứng chữ ký số cá nhân sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia, giúp người dân thực hiện các giao dịch mà không cần gặp mặt, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số và tiến tới một xã hội không giấy tờ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong vòng 24 giờ qua, từ 14 giờ ngày 18/9 đến 14 giờ ngày 19/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã hứng chịu mưa lớn với lượng mưa lên tới hàng trăm mm, gây nguy cơ ngập lụt diện rộng và nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất.

Chung tay với đồng bào cả nước khắc phục hậu quả nặng nề sau thiên tai, sáng nay 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.