Nỗ lực tạo sự đồng thuận của nhân dân trong GPMB
Hiện nay, hầu như toàn bộ các công trình, dự án trên địa bàn thị xã Sơn Tây phải thực hiện giải phóng mặt bằng và đều có những khó khăn, vướng mắc về nguồn gốc đất đai, đơn giá để tính bồi thường. Bên cạnh đó, nhận thức và ý thức của một bộ phận người dân trong việc thực hiện chủ trương thu hồi đất và chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng chưa cao... Để tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, Sơn Tây đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo từ thị xã tới cơ sở, trong đó công tác tuyên truyền được coi là then chốt nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các hộ dân, cá nhân có đất bị thu hồi.
Điển hình như đối với Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến tỉnh lộ 418 đoạn Km 0 - Km 3, thị xã Sơn Tây, đến nay đã đạt trên 80% khối lượng công việc giải phóng mặt bằng. Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã đã phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, các xã Sơn Đông, Cổ Đông tăng cường tuyên truyền phố biến chính sách pháp luật về đất đai cho nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ và chủ trương thu hồi đất của nhà nước.
Hộ gia đình ông Nguyễn Duy Hoan - Thôn Đại Sơn - xã Sơn Đông nằm trong diện bị thu hồi 11,5m2 đất của hai thửa để phục vụ Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến tỉnh lộ 418. Với sự vận động, thuyết phục của chính quyền cơ sở, gia đình ông Hoan đã đồng thuận, nhất trí cao với chủ trương của nhà nước. Ông chia sẻ: “Bản thân tôi là một đảng viên, hơn ai hết tôi phải gương mẫu đi đầu, vận động con cháu chấp hành, mặc dù việc di dời gặp không ít khó khăn, song với sự đồng hành, chung sức của chính quyền các cấp gia đình tôi đã nhanh chóng di chuyển toàn bộ tường bao để bàn giao mặt bằng cho nhà nước thực hiện dự án. Còn trước đó gia đình đã chủ động lùi 1,5m tính từ mép đường vào để tạo hành lang thông thoáng cho tỉnh lộ 418”.
Không chỉ riêng gia đình ông Hoan, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, khéo vận động, không ít hộ dân có cơ ngơi khang trang vẫn đồng thuận, khắc phục khó khăn sẵn sàng di dời để bàn giao đất cho dự án. Ông Phùng Văn Hòa - thôn Trung tâm - xã Sơn Đông cho biết: “Được chính quyền địa phương tuyên truyền về chủ trương của dự án, gia đình tôi rất phấn khởi bởi tuyến đường này đi qua địa bàn sẽ giúp cho nhân dân chúng tôi đi lại thuận tiện, có cơ hội phát triển kinh tế. Mặc dù phải bị thu hồi đất nhưng gia đình tôi vẫn thống nhất nhanh chóng bàn giao mặt bằng để dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, sớm đưa vào sử dụng”.
Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến tỉnh lộ 418 đoạn Km 0 - Km 3, thị xã Sơn Tây có tổng mức đầu tư trên 76 tỷ đồng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, tránh ùn tắc giao thông, kết nối đồng bộ tuyến đường của huyện Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây. Dự án có tổng số 456 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức thuộc hai xã Sơn Đông và Cổ Đông bị thu hồi đất với diện tích thu hồi là 0,6ha . Hiện nay, UBND thị xã đã phê duyệt phương án chi tiết bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho gần 400 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
Ông Nguyễn Văn Thiện, cán bộ địa chính xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây cho biết: Dự kiến từ nay đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành công tác GPMB đối với các trường hợp bị vướng mắc chưa thực hiện được như: tranh chấp đất đai, chờ kết luận thanh tra, điều chỉnh diện tích đất…Chúng tôi tiếp tục tăng cường tuyên truyền phố biến chính sách pháp luật về đất đai cho nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ và chủ trương thu hồi đất của nhà nước.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch UBND xã Sơn Đông cho biết: Xác định, giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn, thường nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp, khó lường, do đó công tác dân vận trong GPMB cần phải đi trước để tháo gỡ những “nút thắt” trong quá trình triển khai. Xã Sơn Đông đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt; tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giải phóng mặt bằng, cũng như ý nghĩa của dự án, thông qua nhiều hình thức.
Bên cạnh đó, chính quyền phối hợp với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực bám sát, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, từ đó tuyên truyền, giải thích đồng thời có cách làm linh hoạt, phù hợp, đúng pháp luật. Ông Nguyễn Duy Đông- Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây cho biết: Với phương châm “Đến từng ngõ, gõ từng nhà”, căn cứ vào đặc điểm tình hình địa phương, hoàn cảnh từng hộ để phân loại nhằm tuyên truyền, vận động phù hợp, hiệu quả. Hiện nay, đối với những phần mặt bằng sạch địa phương đã bàn giao, nhà thầu đang huy động nhân lực, máy móc thi công đào, đắp nền đường, xây dựng hệ thống thoát nước và các hạng mục liên quan”.
Có thể khẳng định công tác tuyên truyền, vận động đã và đang là giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng ở xã Sơn Đông nói riêng, thị xã Sơn Tây nói chung. Nhờ đó, không chỉ những dự án mới mà nhiều dự án trước đây đã được giải phóng mặt bằng thực hiện đảm bảo đúng tiến độ. Qua đó góp phần hình thành kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, khang trang, thông thoáng tạo sự đồng thuận trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".
Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
0